1. Chuột gai châu Phi: Chuột gai châu Phi được xem là một trong những loài động vật sở hữu lớp da mỏng nhất thế giới. Tuy nhiên, loài gặm nhấm nhỏ bé này lại sở hữu khả năng đáng kinh ngạc - đó là dễ dàng tự lột bỏ lớp da của mình khi gặp kẻ thù nguy hiểm.Chúng có thể tái tạo lại hoàn toàn lớp da, nang lông, tuyến mồ hôi chỉ trong một vài ngày và không để lại sẹo.Ngay cả khi gặp phải một vết thương khá nặng, chúng cũng có thể phục hồi lại một cách nguyên vẹn.2. Ngựa vằn: Những sọc đen trắng trên da của ngựa vằn có thể tạo ra ảo ảnh quang học khi con vật di chuyển, giúp ngựa vằn tránh khỏi sự tấn công của nhiều loại động vật ăn thịt.Khi ngựa vằn di chuyển sẽ tạo ra cảm nhận thông tin sai lệch cho người xem. Con người và nhiều loài động vật khác có hệ thần kinh phát hiện chuyển động dựa trên đường nét vật thể nên dễ bị hiểu nhầm, đánh giá sai chuyển động của con vật.Ngoài tác dụng bảo vệ ngựa vằn khỏi các loài ăn thịt thì các sọc trên da của loài động vật này còn giúp ngựa vằn có thể điều hòa được thân nhiệt. Sự khác biệt giữa cách hấp thụ và tỏa nhiệt ở các vùng lông có màu tối và sáng trên da ngựa vằn chính là nguyên nhân để tạo nên sọc.Sọc ngựa vằn còn giúp chúng có thể tránh xa nhiều loài côn trùng chuyên đi hút máu.3. Tắc kè hoa: Là loài động vật sở hữu lớp da độc nhất vô nhị, tắc kè hoa có thể biến đổi màu sắc da trên cơ thể để ngụy trang. Tuy nhiên khả năng này còn giúp chúng điều chỉnh nhiệt độ và giao tiếp với nhau.Nhưng tắc kè hoa còn 1 khả năng đặc biệt hơn cả là ngụy trang tùy thuộc vào kẻ thù.Đối với một số loài săn mồi, tắc kè hoa sẽ đổi màu cho phù hợp với môi trường xung quanh nhưng với một số loài săn mồi khác, loài tắc kè hoa sẽ chuyển thành màu sắc sặc sỡ.Các nhà khoa học cho biết, bằng một cách nào đó, loài tắc kè hoa có thể nhận diện được kẻ thù của mình.>>>Xem thêm video: Khó tin những cách mà động vật áp dụng để sinh tồn.
1. Chuột gai châu Phi: Chuột gai châu Phi được xem là một trong những loài động vật sở hữu lớp da mỏng nhất thế giới. Tuy nhiên, loài gặm nhấm nhỏ bé này lại sở hữu khả năng đáng kinh ngạc - đó là dễ dàng tự lột bỏ lớp da của mình khi gặp kẻ thù nguy hiểm.
Chúng có thể tái tạo lại hoàn toàn lớp da, nang lông, tuyến mồ hôi chỉ trong một vài ngày và không để lại sẹo.
Ngay cả khi gặp phải một vết thương khá nặng, chúng cũng có thể phục hồi lại một cách nguyên vẹn.
2. Ngựa vằn: Những sọc đen trắng trên da của ngựa vằn có thể tạo ra ảo ảnh quang học khi con vật di chuyển, giúp ngựa vằn tránh khỏi sự tấn công của nhiều loại động vật ăn thịt.
Khi ngựa vằn di chuyển sẽ tạo ra cảm nhận thông tin sai lệch cho người xem. Con người và nhiều loài động vật khác có hệ thần kinh phát hiện chuyển động dựa trên đường nét vật thể nên dễ bị hiểu nhầm, đánh giá sai chuyển động của con vật.
Ngoài tác dụng bảo vệ ngựa vằn khỏi các loài ăn thịt thì các sọc trên da của loài động vật này còn giúp ngựa vằn có thể điều hòa được thân nhiệt. Sự khác biệt giữa cách hấp thụ và tỏa nhiệt ở các vùng lông có màu tối và sáng trên da ngựa vằn chính là nguyên nhân để tạo nên sọc.
Sọc ngựa vằn còn giúp chúng có thể tránh xa nhiều loài côn trùng chuyên đi hút máu.
3. Tắc kè hoa: Là loài động vật sở hữu lớp da độc nhất vô nhị, tắc kè hoa có thể biến đổi màu sắc da trên cơ thể để ngụy trang. Tuy nhiên khả năng này còn giúp chúng điều chỉnh nhiệt độ và giao tiếp với nhau.
Nhưng tắc kè hoa còn 1 khả năng đặc biệt hơn cả là ngụy trang tùy thuộc vào kẻ thù.
Đối với một số loài săn mồi, tắc kè hoa sẽ đổi màu cho phù hợp với môi trường xung quanh nhưng với một số loài săn mồi khác, loài tắc kè hoa sẽ chuyển thành màu sắc sặc sỡ.
Các nhà khoa học cho biết, bằng một cách nào đó, loài tắc kè hoa có thể nhận diện được kẻ thù của mình.