Vào chiều ngày 18/11, ông Trần Thiện Thanh, Chủ tịch UBND phường Nhà Mát (TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu), thông báo rằng một cá thể cá sấu nước ngọt nặng gần 100kg đã được bắt tại bãi biển khóm Nhà Mát. Cá thể này được ngư dân đánh bắt thủy sản trên biển mang vào và được ông N.X.P, Tổng Giám đốc một công ty đóng trên địa bàn, nhận nuôi tạm thời trong khi chờ cơ quan chức năng xử lý. (Ảnh: Báo Công lý)Nhận thấy cá sấu là loài quý hiếm và trong tình trạng sức khỏe yếu, ông P. đã trình báo chính quyền địa phương. Chi Cục kiểm lâm tỉnh Bạc Liêu phối hợp với UBND phường Nhà Mát đã đến hiện trường và quyết định giao cá thể cá sấu cho ông P. nuôi dưỡng tạm thời do cơ sở của ông có điều kiện nuôi nhốt an toàn. Nguồn gốc của cá thể cá sấu đang được cơ quan chức năng điều tra, xác minh. (Ảnh: Báo Lao động)Cá sấu Xiêm còn có tên gọi khác là cá sấu Thái Lan, cá sấu Campuchia, cá sấu nước ngọt, sinh sống ở Indonesia (Borneo và có thể là Java), Brunei, Đông Malaysia, Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.(Ảnh: monaconatureencyclopedia)Vì bị săn bắt thái quá nên cá sấu Xiêm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng và nó được xếp vào trong danh sách các loài cực kỳ nguy cấp.(Ảnh: zoochat)Cá sấu Xiêm trưởng thành có chiều dài không quá 3m, toàn thân phủ tấm sừng, đuôi cao to, chân sau có màng bơi nối giữa các ngón, thân màu xám.(Ảnh: Mekong Fish Network)Thức ăn chủ yếu của cá sấu Xiêm là cá, cua, ếch nhái, chim và thú nhỏ như chuột.(Ảnh: Thai National Parks)Cá sấu Xiêm sống chủ yếu trong nước. Chỉ những ngày nắng nóng mới lên cạn để tự điều chỉnh thân nhiệt.(Ảnh: ZOOINSTITUTES)Cá sấu Xiêm đẻ trứng mỗi năm 1 lần vào đầu mùa mưa từ tháng 4 - 10 dương lịch, mỗi lần từ 15 - 26 quả trứng (có khi tới 40 trứng). Chúng thường đẻ trứng vào ban đêm. (Ảnh: Wikimedia Commons)Mời quý độc giả xem thêm video: Đang đi thuyền lại khát nước, người đàn ông mạnh dạn nhờ cá sấu mở bia giùm.
Vào chiều ngày 18/11, ông Trần Thiện Thanh, Chủ tịch UBND phường Nhà Mát (TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu), thông báo rằng một cá thể cá sấu nước ngọt nặng gần 100kg đã được bắt tại bãi biển khóm Nhà Mát. Cá thể này được ngư dân đánh bắt thủy sản trên biển mang vào và được ông N.X.P, Tổng Giám đốc một công ty đóng trên địa bàn, nhận nuôi tạm thời trong khi chờ cơ quan chức năng xử lý. (Ảnh: Báo Công lý)
Nhận thấy cá sấu là loài quý hiếm và trong tình trạng sức khỏe yếu, ông P. đã trình báo chính quyền địa phương. Chi Cục kiểm lâm tỉnh Bạc Liêu phối hợp với UBND phường Nhà Mát đã đến hiện trường và quyết định giao cá thể cá sấu cho ông P. nuôi dưỡng tạm thời do cơ sở của ông có điều kiện nuôi nhốt an toàn. Nguồn gốc của cá thể cá sấu đang được cơ quan chức năng điều tra, xác minh. (Ảnh: Báo Lao động)
Cá sấu Xiêm còn có tên gọi khác là cá sấu Thái Lan, cá sấu Campuchia, cá sấu nước ngọt, sinh sống ở Indonesia (Borneo và có thể là Java), Brunei, Đông Malaysia, Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.(Ảnh: monaconatureencyclopedia)
Vì bị săn bắt thái quá nên cá sấu Xiêm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng và nó được xếp vào trong danh sách các loài cực kỳ nguy cấp.(Ảnh: zoochat)
Cá sấu Xiêm trưởng thành có chiều dài không quá 3m, toàn thân phủ tấm sừng, đuôi cao to, chân sau có màng bơi nối giữa các ngón, thân màu xám.(Ảnh: Mekong Fish Network)
Thức ăn chủ yếu của cá sấu Xiêm là cá, cua, ếch nhái, chim và thú nhỏ như chuột.(Ảnh: Thai National Parks)
Cá sấu Xiêm sống chủ yếu trong nước. Chỉ những ngày nắng nóng mới lên cạn để tự điều chỉnh thân nhiệt.(Ảnh: ZOOINSTITUTES)
Cá sấu Xiêm đẻ trứng mỗi năm 1 lần vào đầu mùa mưa từ tháng 4 - 10 dương lịch, mỗi lần từ 15 - 26 quả trứng (có khi tới 40 trứng). Chúng thường đẻ trứng vào ban đêm. (Ảnh: Wikimedia Commons)
Mời quý độc giả xem thêm video: Đang đi thuyền lại khát nước, người đàn ông mạnh dạn nhờ cá sấu mở bia giùm.