Cô gái tên Su Yun, đến từ một ngôi làng ở tỉnh Vân Nam, tây nam Trung Quốc, nói mình đã nuôi một thú cưng được cho là " chó ngao Tây Tạng" trong 2 năm. (Ảnh: New York Post)Chú "chó ngao Tây Tạng" này được cô Su Yun mua trong lúc đi du lịch cùng gia đình. Lúc đó vì thấy chú có bộ lông xù, vô cùng đáng yêu nên cô đã quyết định đem về nhà nuôi. (Ảnh: Daily mail)Tuy nhiên, gần đây cô Su Yun đã nhận ra điều bất thường khi thú cưng mà cô nuôi ngày càng lớn nhanh. Sau 2 năm, chú chó lên tới 113kg trong khi chó ngao Tây Tạng trưởng thành thường chỉ nặng khoảng 68kg. Cô nói con vật "ăn một hộp trái cây và hai xô mì" mỗi ngày. (Ảnh: Chinanews)Nhưng điều khiến cô Su Yun kinh ngạc nhất là việc thú cưng của cô bắt đầu đi bằng hai chân sau. "Con vật càng lớn, trông nó càng giống gấu hơn", Su Yun nói trên truyền thông Trung Quốc. "Tôi là người rất sợ gấu". Sau đó, cô Su Yun đã tình nguyện giao nộp con vật cho Cục Công an Lâm nghiệp của huyện Yiliang, thành phố Côn Minh. (Ảnh: Chinanews)Các nhân viên của cục đã tới nhà cô Su Yun để kiểm tra tình trạng con vật, xác nhận rằng thúc cưng của cô không phải là chó ngao Tây Tạng mà là một loài gấu đen châu Á có nguy cơ tuyệt chủng. Con gấu được gây mê và đưa đến nơi sinh sống mới. (Ảnh: Daily mail)Gấu đen châu Á hay còn gọi là gấu ngựa - loài động vật quý hiếm được đưa vào danh sách trong sách đỏ của IUCN (Hiệp hội bảo tồn thế giới).Gấu ngựa là loài thú cỡ lớn, nặng 80 -180kg (trong nuôi nhốt có thể 200kg). Gấu ngựa có dáng thân thô béo, trán rộng, tai tròn; chân trước và chân sau có 5 ngón; vuốt khoẻ nhọn và cong; đi bằng bàn; bàn chân sau dài có gót gần giống dấu bàn chân người. Bộ lông dài thô mầu đen tuyền, lông hai bên cổ dài tạo thành bờm. Ngực có yếm hình chữ V mầu vàng nhạt hoặc trắng bẩn. Đuôi rất ngắn, không thò ra khỏi bộ lông.Trước năm 1970, Gấu ngựa có số lượng khá phong phú ở các miền rừng núi trong nước. Hiện nay, do tình trạng săn bắn gấu ráo riết và nhiều diện tích rừng bị mất hoặc suy thoái đã làm cho trữ lượng gấu ngựa trong thiên nhiên bị nghèo kiệt có nguy cơ tuyệt chủng nếu không bảo vệ tích cực. Hiện nay, tình trạng săn bắt và buôn bán gấu ngựa vẫn còn rất nghiêm trọng.Gấu ngựa đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam và nhóm IB của Nghị định 32/NĐCP (2006). Tuyệt đối nghiêm cấm săn bắt gấu trong thiên nhiên, đảm bảo sinh cảnh an toàn nhất là trong các khu bảo vệ cho gấu sinh sống và phát triển. Tổ chức nhân nuôi gấu bán tự nhiên để góp phần nhanh chóng phục hồi trữ lượng gấu trong thiên nhiên và đáp ứng nhu cầu dược liệu của nhân dân.Chó ngao Tây Tạng là một giống chó cảnh có vẻ ngoài khổng lồ và gần như vẫn giữa được hệ gen nguyên thủy của nó mà không bị lai tạp với bất cứ giống chó nào.Thân hình khổng lồ chính là đặc điểm nổi bật nhất của giống chó này. Chúng có chiều cao ít nhất là 70cm cùng cân nặng dao động từ 64 - 90kg. Với bộ lông 2 lớp khiến cho các bạn ấy càng trở nên vĩ đại hơn.Sở hữu bộ lông với lớp ngoài dài và mềm mại cùng lớp trong bông giống như len khiến cho chúng thích nghi được với điều kiện thời tiết khắc nghiệt.Về màu sắc thì chó Ngao thường có bộ lông màu xám, đen, vàng hoặc đen - vàng, đen - nâu. Tuy nhiên quý hiếm nhất vẫn là những chó Ngao Tây Tạng trắng.>>>Xem thêm video: Kinh ngạc về sự trùng khớp giữa gen người và động vật.
Cô gái tên Su Yun, đến từ một ngôi làng ở tỉnh Vân Nam, tây nam Trung Quốc, nói mình đã nuôi một thú cưng được cho là " chó ngao Tây Tạng" trong 2 năm. (Ảnh: New York Post)
Chú "chó ngao Tây Tạng" này được cô Su Yun mua trong lúc đi du lịch cùng gia đình. Lúc đó vì thấy chú có bộ lông xù, vô cùng đáng yêu nên cô đã quyết định đem về nhà nuôi. (Ảnh: Daily mail)
Tuy nhiên, gần đây cô Su Yun đã nhận ra điều bất thường khi thú cưng mà cô nuôi ngày càng lớn nhanh. Sau 2 năm, chú chó lên tới 113kg trong khi chó ngao Tây Tạng trưởng thành thường chỉ nặng khoảng 68kg. Cô nói con vật "ăn một hộp trái cây và hai xô mì" mỗi ngày. (Ảnh: Chinanews)
Nhưng điều khiến cô Su Yun kinh ngạc nhất là việc thú cưng của cô bắt đầu đi bằng hai chân sau. "Con vật càng lớn, trông nó càng giống gấu hơn", Su Yun nói trên truyền thông Trung Quốc. "Tôi là người rất sợ gấu". Sau đó, cô Su Yun đã tình nguyện giao nộp con vật cho Cục Công an Lâm nghiệp của huyện Yiliang, thành phố Côn Minh. (Ảnh: Chinanews)
Các nhân viên của cục đã tới nhà cô Su Yun để kiểm tra tình trạng con vật, xác nhận rằng thúc cưng của cô không phải là chó ngao Tây Tạng mà là một loài gấu đen châu Á có nguy cơ tuyệt chủng. Con gấu được gây mê và đưa đến nơi sinh sống mới. (Ảnh: Daily mail)
Gấu đen châu Á hay còn gọi là gấu ngựa - loài động vật quý hiếm được đưa vào danh sách trong sách đỏ của IUCN (Hiệp hội bảo tồn thế giới).
Gấu ngựa là loài thú cỡ lớn, nặng 80 -180kg (trong nuôi nhốt có thể 200kg). Gấu ngựa có dáng thân thô béo, trán rộng, tai tròn; chân trước và chân sau có 5 ngón; vuốt khoẻ nhọn và cong; đi bằng bàn; bàn chân sau dài có gót gần giống dấu bàn chân người. Bộ lông dài thô mầu đen tuyền, lông hai bên cổ dài tạo thành bờm. Ngực có yếm hình chữ V mầu vàng nhạt hoặc trắng bẩn. Đuôi rất ngắn, không thò ra khỏi bộ lông.
Trước năm 1970, Gấu ngựa có số lượng khá phong phú ở các miền rừng núi trong nước. Hiện nay, do tình trạng săn bắn gấu ráo riết và nhiều diện tích rừng bị mất hoặc suy thoái đã làm cho trữ lượng gấu ngựa trong thiên nhiên bị nghèo kiệt có nguy cơ tuyệt chủng nếu không bảo vệ tích cực. Hiện nay, tình trạng săn bắt và buôn bán gấu ngựa vẫn còn rất nghiêm trọng.
Gấu ngựa đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam và nhóm IB của Nghị định 32/NĐCP (2006). Tuyệt đối nghiêm cấm săn bắt gấu trong thiên nhiên, đảm bảo sinh cảnh an toàn nhất là trong các khu bảo vệ cho gấu sinh sống và phát triển. Tổ chức nhân nuôi gấu bán tự nhiên để góp phần nhanh chóng phục hồi trữ lượng gấu trong thiên nhiên và đáp ứng nhu cầu dược liệu của nhân dân.
Chó ngao Tây Tạng là một giống chó cảnh có vẻ ngoài khổng lồ và gần như vẫn giữa được hệ gen nguyên thủy của nó mà không bị lai tạp với bất cứ giống chó nào.
Thân hình khổng lồ chính là đặc điểm nổi bật nhất của giống chó này. Chúng có chiều cao ít nhất là 70cm cùng cân nặng dao động từ 64 - 90kg. Với bộ lông 2 lớp khiến cho các bạn ấy càng trở nên vĩ đại hơn.
Sở hữu bộ lông với lớp ngoài dài và mềm mại cùng lớp trong bông giống như len khiến cho chúng thích nghi được với điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Về màu sắc thì chó Ngao thường có bộ lông màu xám, đen, vàng hoặc đen - vàng, đen - nâu. Tuy nhiên quý hiếm nhất vẫn là những chó Ngao Tây Tạng trắng.