Tên lửa mạnh nhất Thế giới của NASA đưa người Mỹ đến Mặt Trăng

Google News

NASA vừa thử nghiệm thành công Hệ thống phóng không gian (SLS) mạnh nhất thế giới. Đây là bước đột phá quan trọng cho dự án đưa người Mỹ trở lại Mặt Trăng.

Mục tiêu cuộc thử nghiệm kéo dài hơn 8 phút, nhằm mô phỏng khoảng thời gian kể từ khi tên lửa đẩy được kích hoạt, cho đến khi bay vào không gian, BBC cho biết. Đây là thử nghiệm lần thứ 2 đối với Hệ thống phóng không gian (SLS), sau thử nghiệm không thành công vào tháng 1.
Ten lua manh nhat The gioi cua NASA dua nguoi My den Mat Trang
 Động cơ của tên lửa đẩy SLS xả khói trong thử nghiệm. Ảnh: NASA
Dù mục tiêu đề ra là thử nghiệm tên lửa trong 8 phút, các kỹ sư của NASA và nhà thầu chính Boeing chỉ duy trì tên lửa trong 4 phút, để thu thập dữ liệu kỹ thuật mà họ cần.
“Đạt được cột mốc quan trọng này là một câu chuyện của sự kiên trì và cống hiến. Việc thử nghiệm thành công hôm nay, đưa chúng ta tiến thêm một bước trong sứ mệnh đưa các phi hành gia Mỹ trở lại Mặt Trăng, và chuẩn bị thám hiểm Sao Hỏa của con người”, Eddie Bernice Johnson, chủ tịch Ủy ban Khoa học Không gian và Công nghệ Hạ viện nói.
SLS là tên lửa đẩy mạnh nhất thế giới từng được chế tạo. Nó sẽ lần đầu tiên đưa người Mỹ trở lại Mặt Trăng kể từ năm 1972. Sứ mệnh này là một phần của dự án Artemis của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), được khởi động năm 2017, dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Tên lửa đẩy SLS được sơn màu cam nổi bật với 4 động cơ RS-25 mạnh mẽ, kết hợp với 2 tên lửa đẩy gắn bên hông. Động cơ RS-25 được chế tạo bởi Aerojet Rocketdyne có trụ sở tại California.
Phần lõi của tên lửa trong cuộc thử nghiệm hôm 18/3 sẽ được sử dụng cho chuyến bay đầu tiên của SLS, được lên kế hoạch vào cuối năm nay.
John Shannon, phó chủ tịch Boeing, giám đốc dự án SLS, cho biết: “Khi động cơ được khởi động, sau đó tăng ga, chúng tôi sẽ kiểm tra độ di chuyển của các vòi phun đã được lập trình sẵn. Chuyển động của các vòi phun cho phép điều khiển tên lửa trong khi bay”.
Bốn động cơ được thử nghiệm hôm 18/3 đã đóng góp vào 21 chuyến bay thành công của tàu con thoi trong lịch sử hoạt động 30 năm. Hai động cơ được sử dụng trong sứ mệnh tàu con thoi cuối cùng, sứ mệnh STS-135 vào năm 2011.
Một động cơ khác được sử dụng trong sứ mệnh năm 1998, đưa người già nhất từng lên vũ trụ, phi hành gia John Glenn, thượng nghị sĩ Mỹ khi đó đã 77 tuổi. Động cơ còn lại được sử dụng trong chuyến bay phục vụ kính viễn vọng không gian Hubble.
Các động cơ được tân trang lại sau các sứ mệnh tàu con thoi, nhưng chúng sẽ bị loại bỏ sau chuyến bay đầu tiên của tên lửa đẩy SLS và cuối năm. Được gọi là sứ mệnh Artemis-1, sẽ phóng tàu con thoi Orion lên xung quanh Mặt Trăng để kiểm tra kỹ lưỡng các hệ thống của nó.
Theo Trung Hiếu/Zing

>> xem thêm

Bình luận(0)