"Soi" thiên hà bụi bặm xa nhất hàng trăm triệu năm tuổi

Google News

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học sử dụng Đài quan sát Atacama Large Millimet / Subillim Array (ALMA) phát hiện xánh sáng của một thiên hà khổng lồ đã 970 triệu năm tuổi, hình thành sau Vụ nổ Big Bang. 

Thiên hà này được gọi là MAMBO-9, là thiên hà hình thành sao bụi bặm xa nhất từng được quan sát, mà không cần sự trợ giúp của ống kính hấp dẫn.

Các thiên hà hình thành sao bụi bặm là những vườn ươm sao dữ dội nhất trong vũ trụ. Chúng tạo ra các ngôi sao với tổng khối lượng lên tới vài nghìn lần khối lượng Mặt trời mỗi năm, và chúng chứa một lượng lớn khí và bụi.

Các thiên hà quái vật như vậy thường không hình thành sớm trong lịch sử vũ trụ, và các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một vài trong số chúng như chưa đầy một tỷ năm tuổi như thiên hà SPT0311-58, được ALMA quan sát vào năm 2018.

Nguồn ảnh: Space. 

Do hành vi cực đoan của chúng, các nhà thiên văn học cho rằng, những thiên hà bụi bặm này đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa của vũ trụ.

Nhờ khả năng thăm dò cực nhạy của Đài quan sát ALMA, Casey và nhóm của cô giờ đã có thể xác định khoảng cách của MAMBO-9. "Chúng tôi đã tìm thấy thiên hà hình thành sao bụi bặm MAMBO-9”, Casey nói.

"Và điều đặc biệt, đây là thiên hà bụi bặm xa xôi nhất và chúng tôi quan sát rõ ràng nhất mà ít bị cản trở”.

Casey giải thích: "Tổng khối lượng khí và bụi trong thiên hà MAMBO-9 là rất lớn: gấp mười lần so với trong Milky Way. Thiên hà này bao gồm hai phần và nó đang trong quá trình hợp nhất.

Casey hy vọng sẽ tìm thấy nhiều thiên hà bụi bặm xa hơn trong khảo sát ALMA, điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mức độ phổ biến của loại thiên hà này.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Huỳnh Dũng (theo Space)

>> xem thêm

Bình luận(0)