Theo đó, các nhà thiên văn học tại Viện Vật lý ngoài Trái đất Max Planck và Đài quan sát Đại học Munich phát hiện ra điều này bằng cách đánh giá dữ liệu trắc quang học từ Đài thiên văn Wendelstein cũng như các quan sát quang phổ mới với Kính viễn vọng Very Large.
Mặc dù cụm Abell 85 có khối lượng khổng lồ gấp khoảng 2 nghìn tỷ khối lượng Mặt trời, nhưng trung tâm của thiên hà lại cực kỳ khuếch tán và mờ nhạt.
Đây là lý do tại sao một nhóm các nhà thiên văn học tại Viện Vật lý ngoài Trái đất (MPE) và Đài quan sát Đại học Munich (USM) quan tâm đến thiên hà.
|
Nguồn ảnh: Space. |
Vùng khuếch tán trung tâm thiên hà này gần như lớn bằng Đám mây Magellan Lớn, và đây là manh mối đáng ngờ cho sự hiện diện của một lỗ đen với khối lượng rất lớn.
Cụm thiên hà Abell 85 bao gồm hơn 500 thiên hà riêng lẻ ở khoảng cách 700 triệu năm ánh sáng từ Trái đất.
Nhà khoa học MPE Jens Thomas, người đứng đầu nghiên cứu cho biết : "Chỉ có vài chục phép đo khối lượng trực tiếp của các lỗ đen siêu lớn và chưa bao giờ nó được thử ở khoảng cách như vậy. Nhưng chúng tôi đã có một số ý tưởng về việc đo kích thước của lỗ đen trong thiên hà đặc biệt này, vì vậy chúng tôi đã thử nó".
Dữ liệu mới thu được tại đài thiên văn USM Wendelstein của Đại học Ludwig-Maximilians và với công cụ MUSE tại VLT cho phép nhóm thực hiện ước tính khối lượng trực tiếp dựa trên các chuyển động của sao xung quanh lõi của thiên hà.
Với khối lượng gấp 40 tỷ lần khối lượng Mặt trời , đây là lỗ đen khổng lồ nhất được biết đến ngày nay trong vũ trụ. "Đây là con số quy mô lỗ đen lớn hơn nhiều lần so với dự kiến từ các phép đo gián tiếp, chẳng hạn như khối sao hoặc sự phân tán vận tốc của thiên hà", Roberto Saglia, nhà khoa học cao cấp MPE và giảng viên tại LMU nói.
Ngoài ra, các nhà khoa học có thể thiết lập mối quan hệ rõ ràng và mạnh mẽ giữa khối lượng lỗ đen và độ sáng bề mặt của thiên hà: Với mỗi lần sáp nhập thiên hà, lỗ đen tăng khối lượng và trung tâm thiên hà mất đi các ngôi sao.
Các nhà thiên văn học có thể sử dụng mối quan hệ này để ước tính khối lượng lỗ đen ở các thiên hà xa hơn.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực