Số liệu thống kê của Bộ Y tế Singapore cho thấy số người mắc dịch bệnh do muỗi gây ra đã tăng cao đáng kể trong vòng 4 năm qua. Riêng trong năm 2019, ca nhiễm sốt xuất huyết tại nước này đã xấp xỉ 15.000 người, trong đó có 20 người tử vong.Từ thuốc chống muỗi, thuốc xịt diệt côn trùng cho đến sơn tường chông muỗi đều trở nên vô hiệu, cho đến khi các nhà khoa học nghiên cứu ra một phương pháp vừa hiệu quả lại không độc hại: nuôi muỗi để chống muỗi.Nghe thì có vẻ vô lý, nhưng chính xác thì Singapore đã dùng chính những con muỗi ''nhân tạo'' để diệt muỗi tự nhiên, chống sốt xuất huyết. Người ta truyền vào ''muỗi tốt'' một loại chất khiến những con ''muỗi xấu'' sinh sản.Cụ thể, trong phòng thí nghiệm những con muỗi Aedes được truyền một chủng Wolbachia pipientis, loại vi khuẩn phổ biến có thể ngăn virus Zika và các virus gây bệnh tương tự như sốt xuất huyết. Muỗi nhiễm Wolbachia sẽ được tăng cường hệ miễn dịch vào bảo vệ nó khỏi các loại virus.Sau khi muỗi đực nhiễm vi khuẩn, các nhà nghiên cứu thả chúng khăp mọi nơi từ thành thị đến nông thôn, để giao phối với muỗi cái hoang dã. Vi khuẩn được truyền sang muỗi cái, khiến trứng của chúng không thể thụ tinh.Và đúng như tính toán của các nhà khoa học, loại muỗi mới này khỏe đến mức có thể tìm gần như toàn bộ những con ''muỗi xấu'' tại Singapore để ngăn chúng sinh sản.Đặc biệt, loại muỗi mới được Singapore tạo ra để chống sốt xuất huyết không hề đốt người. Wolbachia cũng không lây nhiễm cho người hay các động vật có vú khác.Theo các nhà nghiên cứu Singapore, cả muỗi nhân tạo và muỗi hoang dã trong môi trường tự nhiên khi bị nhiễm Wolbachia sẽ chết theo lẽ tự nhiên mà không sinh thêm bọ gậy.Nhờ phương pháp dùng muỗi để chống muỗi cực hay ho này, số muỗi chứa virus sốt xuất hiện tại Singapore giảm cực mạnh đến hơn 90%, nhiều khu dân cư được giải thoát khỏi hiểm họa nhiễm virus.Cuối năm 2019 vừa qua, Singapore mở trang trại nuôi muỗi tại khu công nghiệp Ang Mo Kio nhằm sản sinh khoảng 5 triệu con muỗi Aedes nhiễm vi khuẩn Wolbachia để đối phó với tình trạng số ca nhiễm sốt xuất huyết.Hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu con muỗi được tạo nên bên trong những trang trại và nhà máy muỗi.Sau đó được thả ra tự nhiên như những ''chiến binh'' chống lại virus sốt xuất hiện bằng những ''khẩu súng muỗi'' như thế này.Singapore mở trại nuôi muỗi chống sốt xuất huyết | THDT
Số liệu thống kê của Bộ Y tế Singapore cho thấy số người mắc dịch bệnh do muỗi gây ra đã tăng cao đáng kể trong vòng 4 năm qua. Riêng trong năm 2019, ca nhiễm sốt xuất huyết tại nước này đã xấp xỉ 15.000 người, trong đó có 20 người tử vong.
Từ thuốc chống muỗi, thuốc xịt diệt côn trùng cho đến sơn tường chông muỗi đều trở nên vô hiệu, cho đến khi các nhà khoa học nghiên cứu ra một phương pháp vừa hiệu quả lại không độc hại: nuôi muỗi để chống muỗi.
Nghe thì có vẻ vô lý, nhưng chính xác thì Singapore đã dùng chính những con muỗi ''nhân tạo'' để diệt muỗi tự nhiên, chống sốt xuất huyết. Người ta truyền vào ''muỗi tốt'' một loại chất khiến những con ''muỗi xấu'' sinh sản.
Cụ thể, trong phòng thí nghiệm những con muỗi Aedes được truyền một chủng Wolbachia pipientis, loại vi khuẩn phổ biến có thể ngăn virus Zika và các virus gây bệnh tương tự như sốt xuất huyết. Muỗi nhiễm Wolbachia sẽ được tăng cường hệ miễn dịch vào bảo vệ nó khỏi các loại virus.
Sau khi muỗi đực nhiễm vi khuẩn, các nhà nghiên cứu thả chúng khăp mọi nơi từ thành thị đến nông thôn, để giao phối với muỗi cái hoang dã. Vi khuẩn được truyền sang muỗi cái, khiến trứng của chúng không thể thụ tinh.
Và đúng như tính toán của các nhà khoa học, loại muỗi mới này khỏe đến mức có thể tìm gần như toàn bộ những con ''muỗi xấu'' tại Singapore để ngăn chúng sinh sản.
Đặc biệt, loại muỗi mới được Singapore tạo ra để chống sốt xuất huyết không hề đốt người. Wolbachia cũng không lây nhiễm cho người hay các động vật có vú khác.
Theo các nhà nghiên cứu Singapore, cả muỗi nhân tạo và muỗi hoang dã trong môi trường tự nhiên khi bị nhiễm Wolbachia sẽ chết theo lẽ tự nhiên mà không sinh thêm bọ gậy.
Nhờ phương pháp dùng muỗi để chống muỗi cực hay ho này, số muỗi chứa virus sốt xuất hiện tại Singapore giảm cực mạnh đến hơn 90%, nhiều khu dân cư được giải thoát khỏi hiểm họa nhiễm virus.
Cuối năm 2019 vừa qua, Singapore mở trang trại nuôi muỗi tại khu công nghiệp Ang Mo Kio nhằm sản sinh khoảng 5 triệu con muỗi Aedes nhiễm vi khuẩn Wolbachia để đối phó với tình trạng số ca nhiễm sốt xuất huyết.
Hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu con muỗi được tạo nên bên trong những trang trại và nhà máy muỗi.
Sau đó được thả ra tự nhiên như những ''chiến binh'' chống lại virus sốt xuất hiện bằng những ''khẩu súng muỗi'' như thế này.
Singapore mở trại nuôi muỗi chống sốt xuất huyết | THDT