Ngày 20/8 anh Nguyễn Văn Trọng, cán bộ thực địa của ATP đã chụp lại khoảnh khắc hai con rùa cùng nổi lên một địa điểm, thời gian nổi chỉ chưa đến 3 giây. Hình ảnh giúp cung cấp thêm bằng chứng có ít nhất 2 con rùa Hoàn Kiếm sống tại hồ Đồng Mô, Hà Nội.Hồ Đồng Mô là địa điểm ghi nhận rùa Hoàn Kiếm (Rafetus swinhoei) hoang dã đầu tiên trên thế giới vào năm 2007.Các ngư dân ở hồ Đồng Mô từ lâu đã khẳng định có con thứ hai nhỏ hơn đang sống trong hồ.Các cán bộ thực địa của ATP tin rằng họ đã nhìn thấy loài đó nhiều lần từ năm 2011.Các bức ảnh chụp được ngày 20/8 càng khẳng định thêm khả năng tồn tại ít nhất 2 cá thể rùa Hoàn Kiếm tại đây.Như vậy, phát hiện trên cho thấy tại Việt Nam ghi nhận có ít nhất 3 con rùa Hoàn Kiếm (2 con ở Đồng Mô và 1 ở hồ Xuân Khanh), nâng tổng số loài này trên thế giới lên 4.Việt Nam đến nay chưa xác định được giới tính của hai con rùa Hoàn Kiếm.Con thứ 4 (giới tính đực) đang sống ở vườn thú Tô Châu, Trung Quốc. Năm 2018, rùa cái ở Trung Quốc chết, khiến hy vọng khôi phục quần thể rùa quý hiếm nhất thế giới trở nên khó khăn hơn.Loài Giải Sin-hoe (Rafetus swinhoei) còn có tên gọi khác là rùa Hoàn Kiếm, là loài rùa nguy cấp, quý hiếm nhất thế giới.Rùa Hồ Gươm có kích thước khá lớn, đầu tương đối nhỏ và rộng, mõm ngắn, tròn, vòi rất ngắn, lưng màu vàng lục có những đốm vàng, yếm bụng màu trắng nhạt. Mai rùa mềm chứ không cứng như loài rùa thông thường.Theo giả thuyết của PGS Hà Đình Đức, Rùa Hồ Gươm có thể có nguồn gốc từ Lam Kinh, Thanh Hóa, cùng quê với vua Lê Lợi, và được vua Lê thả vào Hồ Gươm, vì trước đó không có thông tin gì về loài rùa lớn nào tại Thăng Long[11] Theo GS Lê Trần Bình, so sánh cho thấy mẫu ADN của rùa hồ Gươm giống rùa Quảng Phú - Thanh Hóa.Rùa Hồ Gươm chậm chạp, hiền lành, thường sống ở những sông hồ sâu, nước chảy yếu. Khi trời nóng thường hay ngóc cổ lên khỏi mặt nước để thở. Mùa đông thỉnh thoảng phơi nắng.Cụ rùa Hồ Gươm trong khu chữa trị.Năm 2018, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch bảo tồn rùa Hoàn Kiếm tại Việt Nam trong đó có kế hoạch bắt bẫy cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô và Xuân Khanh, xác định giới tính, thực hiện ghép đôi sinh sản, nếu được. Tuy nhiên, kế hoạch này đến nay chưa thực hiện.Hình ảnh ra đi của cụ rùa tại hồ Hoàn Kiếm ngày 19/1/2016.
Ngày 20/8 anh Nguyễn Văn Trọng, cán bộ thực địa của ATP đã chụp lại khoảnh khắc hai con rùa cùng nổi lên một địa điểm, thời gian nổi chỉ chưa đến 3 giây. Hình ảnh giúp cung cấp thêm bằng chứng có ít nhất 2 con rùa Hoàn Kiếm sống tại hồ Đồng Mô, Hà Nội.
Hồ Đồng Mô là địa điểm ghi nhận rùa Hoàn Kiếm (Rafetus swinhoei) hoang dã đầu tiên trên thế giới vào năm 2007.
Các ngư dân ở hồ Đồng Mô từ lâu đã khẳng định có con thứ hai nhỏ hơn đang sống trong hồ.
Các cán bộ thực địa của ATP tin rằng họ đã nhìn thấy loài đó nhiều lần từ năm 2011.
Các bức ảnh chụp được ngày 20/8 càng khẳng định thêm khả năng tồn tại ít nhất 2 cá thể rùa Hoàn Kiếm tại đây.
Như vậy, phát hiện trên cho thấy tại Việt Nam ghi nhận có ít nhất 3 con rùa Hoàn Kiếm (2 con ở Đồng Mô và 1 ở hồ Xuân Khanh), nâng tổng số loài này trên thế giới lên 4.
Việt Nam đến nay chưa xác định được giới tính của hai con rùa Hoàn Kiếm.
Con thứ 4 (giới tính đực) đang sống ở vườn thú Tô Châu, Trung Quốc. Năm 2018, rùa cái ở Trung Quốc chết, khiến hy vọng khôi phục quần thể rùa quý hiếm nhất thế giới trở nên khó khăn hơn.
Loài Giải Sin-hoe (Rafetus swinhoei) còn có tên gọi khác là rùa Hoàn Kiếm, là loài rùa nguy cấp, quý hiếm nhất thế giới.
Rùa Hồ Gươm có kích thước khá lớn, đầu tương đối nhỏ và rộng, mõm ngắn, tròn, vòi rất ngắn, lưng màu vàng lục có những đốm vàng, yếm bụng màu trắng nhạt. Mai rùa mềm chứ không cứng như loài rùa thông thường.
Theo giả thuyết của PGS Hà Đình Đức, Rùa Hồ Gươm có thể có nguồn gốc từ Lam Kinh, Thanh Hóa, cùng quê với vua Lê Lợi, và được vua Lê thả vào Hồ Gươm, vì trước đó không có thông tin gì về loài rùa lớn nào tại Thăng Long[11] Theo GS Lê Trần Bình, so sánh cho thấy mẫu ADN của rùa hồ Gươm giống rùa Quảng Phú - Thanh Hóa.
Rùa Hồ Gươm chậm chạp, hiền lành, thường sống ở những sông hồ sâu, nước chảy yếu. Khi trời nóng thường hay ngóc cổ lên khỏi mặt nước để thở. Mùa đông thỉnh thoảng phơi nắng.
Cụ rùa Hồ Gươm trong khu chữa trị.
Năm 2018, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch bảo tồn rùa Hoàn Kiếm tại Việt Nam trong đó có kế hoạch bắt bẫy cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô và Xuân Khanh, xác định giới tính, thực hiện ghép đôi sinh sản, nếu được. Tuy nhiên, kế hoạch này đến nay chưa thực hiện.
Hình ảnh ra đi của cụ rùa tại hồ Hoàn Kiếm ngày 19/1/2016.