Các chuyên gia đi đến kết luận rằng một số loài khủng long có thể thay răng, sau khi nghiên cứu xác hai con thằn lằn sừng ceratosaurus - khủng long ăn thịt, di chuyển trên hai chân sau. Từ những mẫu vật, họ đã phát hiện một con có răng, còn con kia không có. Đồng thời, chúng khác nhau về hình dạng hàm khiến nhà khoa học tưởng đây là hai loài khủng long khác nhau.
Tuy nhiên, sau khi phân tích các cá thể, nhóm chuyên gia kết luận rằng khủng long có răng sữa, hàm khủng long đã thay đổi và các răng bị rụng trong quá trình chúng trưởng thành. Tất nhiên điều này ảnh hưởng đến chế độ ăn của khủng long - trong giai đoạn đầu của cuộc đời chúng có thể ăn động vật nhỏ, nhưng sau đó chuyển sang ăn thực vật và để không bị chết đói, chúng ăn cả lá cây, cành cây, nuốt cả những viên đá để nghiền thức ăn trong dạ dày.
Các nhà nghiên cứu cho rằng răng của loài khủng long ceratosaurus rụng dần và tại một số thời điểm thì chúng ăn một chế độ ăn cả cây cỏ lẫn thịt, nhưng sau đó chúng đã hoàn toàn chuyển sang "ăn chay".
Trong tương lai, các chuyên gia có kế hoạch tìm hiểu xem những thay đổi theo tuổi tác của loài khủng long này mang lại lợi ích gì (và nếu thay đổi đó là có lợi thì tại sao nhiều loài khủng long khác không thay đổi theo cách tương tự). Các nhà nghiên cứu không loại trừ rằng khám phá này sẽ giúp hiểu những loài chim hiện nay vốn là con cháu của loài khủng long, đã mất răng như thế nào.
Các nhà khoa học đã công bố kết quả nghiên cứu của họ trên trên tạp chí Current Biology. Trong số các loài động vật hiện tại, thú mỏ vịt cũng rụng răng, ban đầu thú mỏ vịt có những 8 răng, nhưng về sau răng biến mất nhanh.