Phát hiện hang động chứa đầy xương voi ma mút, tê giác và gấu

Google News

Người dân địa phương Siberia đã phát hiện ra một hang động thời tiền sử đáng kinh ngạc mà các nhà cổ sinh vật học tin là hang linh cẩu cổ đại lớn nhất từng được tìm thấy ở châu Á.

Những bộ xương được tìm thấy bên trong hang động ở Siberia có niên đại 42.000 năm. (Ảnh: Viện Địa chất và Khoáng vật VS Sobolev)

Các nhà cổ sinh vật học đã tìm thấy xương của cả động vật săn mồi và con mồi từ kỷ nguyên Pleistocene (2,6 triệu đến 11.700 năm trước), bao gồm gấu nâu, cáo, chó sói, voi ma mút, tê giác, yak, hươu, linh dương, bò rừng, ngựa, động vật gặm nhấm, chim, cá và ếch.

Cư dân của Khakassia, một nước cộng hòa ở miền nam Siberia, đã phát hiện ra hang động cách đây 5 năm, theo một tuyên bố được dịch từ Viện Địa chất và Khoáng vật VS Sobolev. Tuy nhiên, do sự xa xôi của khu vực, các nhà cổ sinh vật học không thể khám phá và kiểm tra đầy đủ các phần còn lại cho đến tháng 6 năm nay.

Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy xương của linh cẩu con - có xu hướng không được bảo quản vì chúng rất dễ gãy - cho thấy chúng được nuôi dưỡng trong hang. "Chúng tôi thậm chí còn tìm thấy cả hộp sọ của một con linh cẩu non, nhiều hàm dưới và răng sữa," Gimranov nói.

Xương cốt còn nguyên vẹn do thời tiết lạnh giá ở Siberia

Siberia rất phong phú với phần còn lại của động vật Pleistocene. Xương và đôi khi là da, thịt và thậm chí cả máu của những con vật này thường không khác nhiều so với năm chúng chết. Điều này là nhờ - một phần lớn - vào thời tiết lạnh giá đã bảo quản hài cốt.

Những mảnh xương đã được gửi đến Yekaterinburg để phân tích thêm. Dmitry Malikov, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Địa chất và Khoáng vật thuộc Chi nhánh Siberia của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cho biết: “Chúng tôi cũng sẽ thu được thông tin quan trọng từ coprolites, phân hóa thạch của động vật để nghiên cứu thêm”.

Theo Hà Thu/Tiền phong

>> xem thêm

Bình luận(0)