Phát hiện “anh em sinh đôi” của Trái Đất qua “bức ảnh chết” từ NASA

Google News

(Kiến Thức) - NASA đã từng vô tình bỏ qua hình ảnh chụp được một hành tinh rất giống trái đất, có nước và sự sống vì tưởng... không phải hành tinh. Người anh em sinh đôi của Trái Đất vừa được phát hiện cách chúng ta 300 năm ánh sáng. 

Ngày 15/4, tạp chí Astrophysical Journal Letters công bố phát hiện một ngoại hành tinh có kích thước tương đương Trái Đất, cách chúng ta 300 năm ánh sáng. Theo phát ngôn chính thức của NASA, nó đã từng bị bỏ sót do các thuật toán máy tính tìm kiếm hành tinh trước đó đã... xác định nhầm. 
 Ngoại hành tinh mới được phát hiện  tương tự Trái Đất cả về kích thước và nhiệt độ, có nước lỏng trên bề mặt
Thomas Zurbuchen, thành viên Ban giám đốc Sứ mệnh Khoa học NASA đã có tuyên bố chính thức sau khi cơ quan không gian này đã rà soát lại dữ liệu cũ của kính viễn vọng Kepler. Ông cho biết: ''Thế giới xa xôi, hấp dẫn này đang đem lại cho chúng ta niềm hy vọng về một Trái Đất thứ hai tồn tại đâu đó trong vũ trụ''. 
Ngoại hành tinh này được đặt tên là Kepler-1649c, quay quanh một sao lùn đỏ, tương tự Trái Đất cả về kích thước và nhiệt độ. Vì nằm hoàn toàn trong "vùng sự sống" của ngôi sao mẹ, hành tinh này có thể có nước lỏng trên bề mặt và có lượng ánh sáng bằng 75% lượng ánh sáng mà chúng ta nhận được từ Mặt Trời.
 NASA công bố hình ảnh đồ họa trên ngoại hành tinh mới được phát hiện
Theo các nhà nghiên cứu, trong số hàng nghìn ngoại hành tinh được kính viễn vọng không gian Kepler phát hiện, đây có khả năng là các dạng sống ngoài hành tinh mà bấy lâu con người tìm kiếm. 
Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA cũng công khai ảnh đồ họa về Kepler-1649c, cho thấy một thế giới có núi đồi, hồ nước và một mặt trời ửng đỏ trên bầu trời đầy mây trắng. 
Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều câu hỏi trước khi đi đến kết luận ''người anh em sinh đôi'' của Trái Đất này có phù hợp với sự sống hay không. Trước hết là về bầu khí quyển – yếu tố chính quyết định nhiệt độ bề mặt của hành tinh.

Hình ảnh Kepler-1649c - anh em song sinh của Trái Đất. Nguồn: Youtube


Mộc Nhiên

>> xem thêm

Bình luận(0)