Gấu trúc lớn, gấu trúc khổng lồ hay gọi đơn giản là gấu trúc (Ailuropoda melanoleuca) là một loài gấu đặc hữu được cả thế giới biết đến của Trung Quốc. Chúng được coi như là một biểu tượng quốc gia của đất nước tỉ dân này.Mặc dù thuộc họ Gấu (Ursidae), gồm những loài gấu nâu, gấu Bắc Cực, gấu ngựa..., gấu trúc có rất nhiều điểm khác biệt so với những “người anh em” của mình. Trước hết, về ngoại hình, chúng dễ dàng được nhận ra bởi các mảng màu đen xung quanh mắt, trên tai, và tứ chi.Tuy thuộc về bộ Carnivora (bộ Ăn Thịt), chế độ ăn của gấu trúc chủ yếu là thực vật, với 99% khẩu phần là tre, trúc. Đôi khi người ta cũng ghi nhận gấu trúc trong tự nhiên ăn cỏ dại, ăn thịt chim và xác thối. Trong tình trạng nuôi nhốt, chúng ăn cả mật ong, trứng cá và hoa quả.Trong tự nhiên, gấu trúc dành phần lớn thời gian để đi lang thang và ăn trong các rừng tre, trúc ở vùng đồi núi. Chúng không ngủ đông như nhiều loài động vật có vú cận nhiệt đới khác mà chỉ di chuyển đến vùng có nhiệt độ ấm hơn.Gấu trúc trưởng thành sống đơn độc với một vùng lãnh thổ được xác định cho mỗi cá thể. Chúng giao tiếp thông qua tiếng kêu và đánh dấu địa bàn bằng cách cào lên thân cây hoặc để lại mùi nước tiểu.
Các cuộc gặp gỡ giữa các cá thể gấu trúc xảy ra chủ yếu trong mùa sinh sản ngắn ngủi giữa tháng 3 và tháng 5. Sau khi giao phối, con đực sẽ rời đi, để con cái một mình. Gấu cái mang thai nằm trong khoảng từ 95 đến 160 ngày.Gấu trúc con sơ sinh đỏ hỏn, chỉ nặng từ 1-3 lạng, bằng khoảng 1/800 so với trọng lượng gấu mẹ (đây là tỉ lệ nhỏ nhất trong các loài đông vật có vú có nhau thai). Khoảng một nửa ca sinh là sinh đôi, và trong điều kiện tự nhiên, con yếu hơn sẽ chết vì đói.Gấu con có bộ lông phát triển đầy đủ sau 1 tháng, bò được sau 75-80 ngày, bắt đầu ăn được tre trúc sau 6 tháng và có thể sống độc lập khi được 18 tháng đến 2 tuổi. Chúng trưởng thành sinh dục trong độ tuổi từ 4-8. Trong lượng trung bình của gấu trưởng thành từ 100-115 kg.Trong tự nhiên, gấu trúc lớn sống ở một vài vùng núi ở trung tâm Trung Quốc, chủ yếu ở Tứ Xuyên, nhưng cũng xuất hiện ở Thiểm Tây và Cam Túc. Một nghiên cứu năm 2006 cho thấy số lượng của chúng còn khoảng 2.000 đến 3.000.Mặc dù số lượng gấu trúc trong tự nhiên đang ngày càng tăng và hoạt động nhân giống trong môi trường nhân tạo gặt hái nhiều thành công, gấu trúc vẫn được xếp vào diện Sắp nguy cấp trong sách đỏ IUCN.Ngoài quần thể tự nhiên, còn có vài trăm cá thể gấu trúc sống trong điều kiện nuôi nhốt ở Trung Quốc và hàng chục nước khác trên thế giới. Nhiều con trong số đó là quà tặng ngoại giao của Trung Quốc, thường được quốc tế biết đến như chính sách “ngoại giao gấu trúc”.Trong nhiều thế kỷ, việc phân loại gấu trúc đã gây ra nhiều tranh cãi vì loài vật này có những đặc điểm của cả gấu và gấu mèo. Các nghiên cứu phân tử cho thấy chúng là một loài gấu thật sự, mặc dù có tách biệt trên cây tiến hóa từ rất sớm so với các loài gấu khác.Có hai phân loài của gấu trúc đã được công nhận, đầu tiên là phân loài mang tên khoa học Ailuropoda melanoleuca melanoleuca, bao gồm phần lớn quần thể còn hiện nay của gấu trúc. Chúng được tìm thấy chủ yếu ở Tứ Xuyên và có màu lông là đen - trắng.Phân loài còn lại là gấu trúc Tần Lĩnh (Ailuropoda melanoleuca qinlingensis), chỉ hiện diện trong dãy núi Tần Lĩnh ở Thiểm Tây ở cao độ khoảng 1.300-3.000 mét. Chúng có màu lông “cà phê sữa”, hộp sọ nhỏ hơn và răng hàm lớn hơn.Trong tất cả các loài gấu, gấu trúc được coi là loài hiền lành nhất. Dù vậy chúng vẫn có thể tấn công và gây thương tích cho con người nếu bị trêu chọc.Hình ảnh gấu trúc đã được đưa vào logo của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), có nguyên mẫu là con gấu trúc tên Chi Chi được được đưa từ Sở thú Bắc Kinh đến Sở thú Luân Đôn vào năm 1958, 3 năm trước khi WWF được thành lập.Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.
Gấu trúc lớn, gấu trúc khổng lồ hay gọi đơn giản là gấu trúc (Ailuropoda melanoleuca) là một loài gấu đặc hữu được cả thế giới biết đến của Trung Quốc. Chúng được coi như là một biểu tượng quốc gia của đất nước tỉ dân này.
Mặc dù thuộc họ Gấu (Ursidae), gồm những loài gấu nâu, gấu Bắc Cực, gấu ngựa..., gấu trúc có rất nhiều điểm khác biệt so với những “người anh em” của mình. Trước hết, về ngoại hình, chúng dễ dàng được nhận ra bởi các mảng màu đen xung quanh mắt, trên tai, và tứ chi.
Tuy thuộc về bộ Carnivora (bộ Ăn Thịt), chế độ ăn của gấu trúc chủ yếu là thực vật, với 99% khẩu phần là tre, trúc. Đôi khi người ta cũng ghi nhận gấu trúc trong tự nhiên ăn cỏ dại, ăn thịt chim và xác thối. Trong tình trạng nuôi nhốt, chúng ăn cả mật ong, trứng cá và hoa quả.
Trong tự nhiên, gấu trúc dành phần lớn thời gian để đi lang thang và ăn trong các rừng tre, trúc ở vùng đồi núi. Chúng không ngủ đông như nhiều loài động vật có vú cận nhiệt đới khác mà chỉ di chuyển đến vùng có nhiệt độ ấm hơn.
Gấu trúc trưởng thành sống đơn độc với một vùng lãnh thổ được xác định cho mỗi cá thể. Chúng giao tiếp thông qua tiếng kêu và đánh dấu địa bàn bằng cách cào lên thân cây hoặc để lại mùi nước tiểu.
Các cuộc gặp gỡ giữa các cá thể gấu trúc xảy ra chủ yếu trong mùa sinh sản ngắn ngủi giữa tháng 3 và tháng 5. Sau khi giao phối, con đực sẽ rời đi, để con cái một mình. Gấu cái mang thai nằm trong khoảng từ 95 đến 160 ngày.
Gấu trúc con sơ sinh đỏ hỏn, chỉ nặng từ 1-3 lạng, bằng khoảng 1/800 so với trọng lượng gấu mẹ (đây là tỉ lệ nhỏ nhất trong các loài đông vật có vú có nhau thai). Khoảng một nửa ca sinh là sinh đôi, và trong điều kiện tự nhiên, con yếu hơn sẽ chết vì đói.
Gấu con có bộ lông phát triển đầy đủ sau 1 tháng, bò được sau 75-80 ngày, bắt đầu ăn được tre trúc sau 6 tháng và có thể sống độc lập khi được 18 tháng đến 2 tuổi. Chúng trưởng thành sinh dục trong độ tuổi từ 4-8. Trong lượng trung bình của gấu trưởng thành từ 100-115 kg.
Trong tự nhiên, gấu trúc lớn sống ở một vài vùng núi ở trung tâm Trung Quốc, chủ yếu ở Tứ Xuyên, nhưng cũng xuất hiện ở Thiểm Tây và Cam Túc. Một nghiên cứu năm 2006 cho thấy số lượng của chúng còn khoảng 2.000 đến 3.000.
Mặc dù số lượng gấu trúc trong tự nhiên đang ngày càng tăng và hoạt động nhân giống trong môi trường nhân tạo gặt hái nhiều thành công, gấu trúc vẫn được xếp vào diện Sắp nguy cấp trong sách đỏ IUCN.
Ngoài quần thể tự nhiên, còn có vài trăm cá thể gấu trúc sống trong điều kiện nuôi nhốt ở Trung Quốc và hàng chục nước khác trên thế giới. Nhiều con trong số đó là quà tặng ngoại giao của Trung Quốc, thường được quốc tế biết đến như chính sách “ngoại giao gấu trúc”.
Trong nhiều thế kỷ, việc phân loại gấu trúc đã gây ra nhiều tranh cãi vì loài vật này có những đặc điểm của cả gấu và gấu mèo. Các nghiên cứu phân tử cho thấy chúng là một loài gấu thật sự, mặc dù có tách biệt trên cây tiến hóa từ rất sớm so với các loài gấu khác.
Có hai phân loài của gấu trúc đã được công nhận, đầu tiên là phân loài mang tên khoa học Ailuropoda melanoleuca melanoleuca, bao gồm phần lớn quần thể còn hiện nay của gấu trúc. Chúng được tìm thấy chủ yếu ở Tứ Xuyên và có màu lông là đen - trắng.
Phân loài còn lại là gấu trúc Tần Lĩnh (Ailuropoda melanoleuca qinlingensis), chỉ hiện diện trong dãy núi Tần Lĩnh ở Thiểm Tây ở cao độ khoảng 1.300-3.000 mét. Chúng có màu lông “cà phê sữa”, hộp sọ nhỏ hơn và răng hàm lớn hơn.
Trong tất cả các loài gấu, gấu trúc được coi là loài hiền lành nhất. Dù vậy chúng vẫn có thể tấn công và gây thương tích cho con người nếu bị trêu chọc.
Hình ảnh gấu trúc đã được đưa vào logo của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), có nguyên mẫu là con gấu trúc tên Chi Chi được được đưa từ Sở thú Bắc Kinh đến Sở thú Luân Đôn vào năm 1958, 3 năm trước khi WWF được thành lập.
Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.