Tạp chí Cổ sinh vật học có xương sống mới công bố kết quả nghiên cứu về sự biến mất của gấu trúc ở châu Âu vào khoảng 6 triệu năm trước. Theo các nhà nghiên cứu, khi kiểm tra những chiếc răng hóa thạch đã được lưu giữ trong một bảo tàng khoảng 40 năm, họ phát hiện chúng thuộc về một loài gấu trúc cổ đại chưa từng được biết đến ở châu Âu.Loài gấu trúc mới phát hiện là họ hàng gần của gấu trúc khổng lồ hiện này. Chúng đã lang thang trên lục địa khoảng 6 triệu năm trước và có thể là loài cuối cùng của loài gấu trúc châu Âu.Hai chiếc răng gồm một chiếc răng nanh trên và một chiếc răng hàm trên được khai quật tại một địa điểm ở tây bắc Bulgaria vào cuối những năm 1970. Sau đó, chúng được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Bulgaria ở Sofia.Kết quả phân tích 2 mẫu răng hóa thạch trên cho thấy chúng thuộc về một con gấu trúc châu Âu cổ đại. Thế nhưng, những hóa thạch này không giống với bất kỳ chiếc răng nào khác của loài gấu trúc đã được xác định trước đây ở châu Âu.Hầu hết các loài gấu trúc châu Âu đều có răng nhỏ hơn gấu trúc khổng lồ hiện đại (Ailuropoda melanoleuca). Điều này có nghĩa là chúng có cơ thể nhỏ hơn những con gấu trúc ngày nay.Trái lại, loài gấu trúc mới phát hiện được các nhà khoa học đặt tên là Agriarctos nikolovi lại có những chiếc răng lớn hơn nhiều so với những con gấu trúc châu Âu thông thường. Vì vậy, các chuyên gia suy đoán chúng rất có thể có kích thước tương đồng với những con gấu trúc ngày nay.Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, loài gấu trúc Agriarctos nikolovi không phải là tổ tiên trực tiếp của chi hiện đại mà là họ hàng ruột thịt. Loài gấu trúc mới có thể sống trong một môi trường sống rất khác với gấu trúc ngày nay. Hai chiếc răng hóa thạch này cũng cho thấy rằng Agriarctos nikolovi có thể là loài gấu trúc cuối cùng sống trên lục địa.Theo các chuyên gia, loài gấu trúc Agriarctos nikolovi có thể đã phải đối mặt với những áp lực tiến hóa từ ăn thịt sang chế độ ăn chay vì răng của nó yếu hơn nhiều so với răng của gấu trúc hiện đại. Răng của chúng yếu tới mức không thể ăn tre trúc. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng, những con gấu trúc Agriarctos nikolovi cuối cùng có thể đã bị xóa sổ vì biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến môi trường sống và chế độ ăn uống của chúng.“Có khả năng biến đổi khí hậu vào cuối kỷ Miocen (từ 23 triệu đến 5,3 triệu năm trước) ở miền nam châu Âu đã có tác động tiêu cực đến sự tồn tại của loài gấu trúc châu Âu cuối cùng", đồng tác giả nghiên cứu Nikolai Spassov, nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Bulgaria cho hay.Theo nhà nghiên cứu Spassov, loài Agriarctos nikolovi có thể đặc biệt dễ bị tổn thương trước một sự kiện xảy ra cách đây khoảng 6 triệu năm là "khủng hoảng độ mặn Messinian". Khi ấy, Biển Địa Trung Hải gần như khô cạn hoàn toàn gây ảnh hưởng lớn đến các hệ sinh thái trên cạn. Các khu rừng đầm lầy của gấu trúc cổ đại có thể trở nên khô hơn và ấm hơn nhiều. Hậu quả là cây cối khó phát triển và có thể dẫn đến thảm kịch gấu trúc chết đói.Mời độc giả xem video: Nga: Gấu trúc “chiến đấu” cùng người tuyết. Nguồn: THĐT1.
Tạp chí Cổ sinh vật học có xương sống mới công bố kết quả nghiên cứu về sự biến mất của gấu trúc ở châu Âu vào khoảng 6 triệu năm trước. Theo các nhà nghiên cứu, khi kiểm tra những chiếc răng hóa thạch đã được lưu giữ trong một bảo tàng khoảng 40 năm, họ phát hiện chúng thuộc về một loài gấu trúc cổ đại chưa từng được biết đến ở châu Âu.
Loài gấu trúc mới phát hiện là họ hàng gần của gấu trúc khổng lồ hiện này. Chúng đã lang thang trên lục địa khoảng 6 triệu năm trước và có thể là loài cuối cùng của loài gấu trúc châu Âu.
Hai chiếc răng gồm một chiếc răng nanh trên và một chiếc răng hàm trên được khai quật tại một địa điểm ở tây bắc Bulgaria vào cuối những năm 1970. Sau đó, chúng được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Bulgaria ở Sofia.
Kết quả phân tích 2 mẫu răng hóa thạch trên cho thấy chúng thuộc về một con gấu trúc châu Âu cổ đại. Thế nhưng, những hóa thạch này không giống với bất kỳ chiếc răng nào khác của loài gấu trúc đã được xác định trước đây ở châu Âu.
Hầu hết các loài gấu trúc châu Âu đều có răng nhỏ hơn gấu trúc khổng lồ hiện đại (Ailuropoda melanoleuca). Điều này có nghĩa là chúng có cơ thể nhỏ hơn những con gấu trúc ngày nay.
Trái lại, loài gấu trúc mới phát hiện được các nhà khoa học đặt tên là Agriarctos nikolovi lại có những chiếc răng lớn hơn nhiều so với những con gấu trúc châu Âu thông thường. Vì vậy, các chuyên gia suy đoán chúng rất có thể có kích thước tương đồng với những con gấu trúc ngày nay.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, loài gấu trúc Agriarctos nikolovi không phải là tổ tiên trực tiếp của chi hiện đại mà là họ hàng ruột thịt. Loài gấu trúc mới có thể sống trong một môi trường sống rất khác với gấu trúc ngày nay. Hai chiếc răng hóa thạch này cũng cho thấy rằng Agriarctos nikolovi có thể là loài gấu trúc cuối cùng sống trên lục địa.
Theo các chuyên gia, loài gấu trúc Agriarctos nikolovi có thể đã phải đối mặt với những áp lực tiến hóa từ ăn thịt sang chế độ ăn chay vì răng của nó yếu hơn nhiều so với răng của gấu trúc hiện đại. Răng của chúng yếu tới mức không thể ăn tre trúc. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng, những con gấu trúc Agriarctos nikolovi cuối cùng có thể đã bị xóa sổ vì biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến môi trường sống và chế độ ăn uống của chúng.
“Có khả năng biến đổi khí hậu vào cuối kỷ Miocen (từ 23 triệu đến 5,3 triệu năm trước) ở miền nam châu Âu đã có tác động tiêu cực đến sự tồn tại của loài gấu trúc châu Âu cuối cùng", đồng tác giả nghiên cứu Nikolai Spassov, nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Bulgaria cho hay.
Theo nhà nghiên cứu Spassov, loài Agriarctos nikolovi có thể đặc biệt dễ bị tổn thương trước một sự kiện xảy ra cách đây khoảng 6 triệu năm là "khủng hoảng độ mặn Messinian". Khi ấy, Biển Địa Trung Hải gần như khô cạn hoàn toàn gây ảnh hưởng lớn đến các hệ sinh thái trên cạn. Các khu rừng đầm lầy của gấu trúc cổ đại có thể trở nên khô hơn và ấm hơn nhiều. Hậu quả là cây cối khó phát triển và có thể dẫn đến thảm kịch gấu trúc chết đói.
Mời độc giả xem video: Nga: Gấu trúc “chiến đấu” cùng người tuyết. Nguồn: THĐT1.