Gấu trúc có thể nói chuyện hay 'trồng cây chuối' là hai trong số nhiều điều mà bạn có thể chưa biết về loài vật được coi là ' quốc bảo' của Trung Quốc này.
1. Gấu trúc không phải chỉ mang màu lông đen trắng. Những con gấu trúc mới sinh có màu hồng. Sau đó một tuần, chúng mới bắt đầu mọc ra lớp lông đen trắng thường thấy để ngụy trang trong tuyết hoặc bóng râm.
2. Gấu trúc có ngôn ngữ riêng. Những con gấu trúc sơ sinh hoàn toàn vẫn chưa thể nhìn thấy gì trong sáu tuần đầu tiên nhưng chúng có thể phát ra những âm thanh đặc biệt như 'gee gee' để đòi ăn, 'wow wow' khi không vui hay 'coo coo' để thể hiện sự hài lòng. Trong khi đó, những con gấu trúc lớn hơn thường học cách kêu hay gầm gừ như một lời cảnh báo với những ai có ý định tiếp cận chúng. Ngoài ra, gấu trúc đực cũng sẽ phát ra tiếng lớn khi giao phối cùng con cái.
3. Gấu trúc không ngủ đông. Không giống như các loài khác như gấu đen hay gấu xám, gấu trúc khổng lồ không tích trữ chất béo hay thức ăn. Điều này có nghĩa là thay vì ngủ đông, chúng sẽ di cư xuống những vùng núi thấp, ấm áp hơn để tìm kiếm thức ăn.
4. Gấu trúc là là những nhà leo núi cừ khôi. Những con gấu trúc non sẽ bắt đầu leo núi vào khoảng 5 tháng tuổi bằng cách leo lên người gấu mẹ. Gấu trúc cũng có thể trồng cây chuối, đôi khi chúng trèo lên cây bằng hai chân sau và giữ thăng bằng trên chân trước. Do vậy, loài vật này thường để lại nước tiểu trên những thân cây cao để đánh dấu lãnh thổ hoặc tìm bạn tình.
5. Gấu trúc "sống để ăn". Gấu trúc là loài vật yêu thích việc ăn uống tới mức dành tới 16 giờ mỗi ngày chỉ để ngồi nhai tre, loại thức ăn chiếm tới 99% trong khẩu phần ăn hàng ngày của chúng. Tre cung cấp cho gấu trúc những chất dinh dưỡng cần thiết. Mỗi ngày, gấu trúc thường ăn ít nhất hai trong số 25 loài tre sẵn có. Ngoài ra, chúng cũng ăn cả trứng, các loại nông sản như lúa mì, bí đỏ, đậu tây hay các sinh vật nhỏ.
6. Gấu trúc đi "đại tiện" rất nhiều. Do ăn số lượng tre lên tới 12 kg nên đồng nghĩa với việc loài vật không lồ này sẽ đi đại tiện khoảng 40 lần mỗi ngày, một con số không tưởng cho bất kỳ ai chưa biết.
7. Gấu trúc là loài vật có khả năng tuyệt chủng. Gấu trúc khổng lồ xuất hiện cách đây ba triệu năm trên các dãy núi ở Trung Quốc, Việt Nam và Myanmar. Ngày nay, chỉ còn lại khoảng 600 con trong các khu bảo tồn và 1.864 con trong tự nhiên ở phía Tây Nam Trung Quốc. Do đó, gấu trúc được xem là 'báu vật' của quốc gia lớn nhất thế giới. Hiện nay, nạn săn bắt trộm, khai thác gỗ, trồng trọt và mở rộng làng mạc trở thành những mối đe dọa, cản trở những hoạt động thường ngày của gấu trúc như tìm thức ăn, bạn tình và cây cối hoặc hang động để làm tổ. Tuy nhiên, nhờ những nỗ lực tích cực, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã có thể hạ mức tình trạng nguy cấp của gấu trúc xuống từ năm 2016.
Du khách tới Trung Quốc nếu muốn tận mắt chứng kiến loài vật khổng lồ này có thể ghé thăm Khu bảo tồn gấu trúc Thành Đô, một trung tâm nghiên cứu và nuôi dưỡng phi lợi nhuận dành cho gấu trúc khổng lồ và các động vật quý hiếm khác tại Tứ Xuyên. Công viên được thành lập vào năm 1987, với 6 con gấu trúc khổng lồ được giải cứu từ tự nhiên. Tới năm 2008, công viên rộng 100 ha này có đến 124 cá thể gấu trúc, số lượng cá thể nuôi nhốt đạt 83 con.
Gấu trúc có thể nói chuyện hay 'trồng cây chuối' là hai trong số nhiều điều mà bạn có thể chưa biết về loài vật được coi là '
quốc bảo'
của Trung Quốc này.
1.
Gấu trúc không phải chỉ mang màu lông đen trắng. Những con gấu trúc mới sinh có màu hồng. Sau đó một tuần, chúng mới bắt đầu mọc ra lớp lông đen trắng thường thấy để ngụy trang trong tuyết hoặc bóng râm.
2. Gấu trúc có ngôn ngữ riêng. Những con gấu trúc sơ sinh hoàn toàn vẫn chưa thể nhìn thấy gì trong sáu tuần đầu tiên nhưng chúng có thể phát ra những âm thanh đặc biệt như '
gee gee' để đòi ăn, '
wow wow' khi không vui hay '
coo coo' để thể hiện sự hài lòng. Trong khi đó, những con gấu trúc lớn hơn thường học cách kêu hay gầm gừ như một lời cảnh báo với những ai có ý định tiếp cận chúng. Ngoài ra, gấu trúc đực cũng sẽ phát ra tiếng lớn khi giao phối cùng con cái.
3. Gấu trúc không ngủ đông. Không giống như các loài khác như gấu đen hay gấu xám,
gấu trúc khổng lồ không tích trữ chất béo hay thức ăn. Điều này có nghĩa là thay vì ngủ đông, chúng sẽ di cư xuống những vùng núi thấp, ấm áp hơn để tìm kiếm thức ăn.
4. Gấu trúc là là những nhà leo núi cừ khôi. Những con gấu trúc non sẽ bắt đầu leo núi vào khoảng 5 tháng tuổi bằng cách leo lên người gấu mẹ. Gấu trúc cũng có thể trồng cây chuối, đôi khi chúng trèo lên cây bằng hai chân sau và giữ thăng bằng trên chân trước. Do vậy, loài vật này thường để lại nước tiểu trên những thân cây cao để đánh dấu lãnh thổ hoặc tìm bạn tình.
5. Gấu trúc "sống để ăn". Gấu trúc là loài vật yêu thích việc ăn uống tới mức dành tới 16 giờ mỗi ngày chỉ để ngồi nhai tre, loại thức ăn chiếm tới 99% trong khẩu phần ăn hàng ngày của chúng. Tre cung cấp cho gấu trúc những chất dinh dưỡng cần thiết. Mỗi ngày, gấu trúc thường ăn ít nhất hai trong số 25 loài tre sẵn có. Ngoài ra, chúng cũng ăn cả trứng, các loại nông sản như lúa mì, bí đỏ, đậu tây hay các sinh vật nhỏ.
6. Gấu trúc đi "đại tiện" rất nhiều. Do ăn số lượng tre lên tới 12 kg nên đồng nghĩa với việc loài vật không lồ này sẽ đi đại tiện khoảng 40 lần mỗi ngày, một con số không tưởng cho bất kỳ ai chưa biết.
7. Gấu trúc là loài vật có khả năng tuyệt chủng. Gấu trúc khổng lồ xuất hiện cách đây ba triệu năm trên các dãy núi ở Trung Quốc, Việt Nam và Myanmar. Ngày nay, chỉ còn lại khoảng 600 con trong các khu bảo tồn và 1.864 con trong tự nhiên ở phía Tây Nam Trung Quốc. Do đó, gấu trúc được xem là 'báu vật' của quốc gia lớn nhất thế giới.
Hiện nay, nạn săn bắt trộm, khai thác gỗ, trồng trọt và mở rộng làng mạc trở thành những mối đe dọa, cản trở những hoạt động thường ngày của gấu trúc như tìm thức ăn, bạn tình và cây cối hoặc hang động để làm tổ. Tuy nhiên, nhờ những nỗ lực tích cực, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã có thể hạ mức tình trạng nguy cấp của gấu trúc xuống từ năm 2016.
Du khách tới Trung Quốc nếu muốn tận mắt chứng kiến loài vật khổng lồ này có thể ghé thăm Khu bảo tồn gấu trúc Thành Đô, một trung tâm nghiên cứu và nuôi dưỡng phi lợi nhuận dành cho gấu trúc khổng lồ và các động vật quý hiếm khác tại Tứ Xuyên. Công viên được thành lập vào năm 1987, với 6 con gấu trúc khổng lồ được giải cứu từ tự nhiên. Tới năm 2008, công viên rộng 100 ha này có đến 124 cá thể gấu trúc, số lượng cá thể nuôi nhốt đạt 83 con.