Nhẫn thạch anh tím đẹp xuất sắc bên trong nhà máy rượu vang thời Byzantine lớn nhất thế giới
Trong thế giới cổ đại, kể từ thời kỳ của người Hy Lạp, người ta tin tưởng và sử dụng thạch anh tím rộng rãi. Một trong những ứng dụng người xưa dùng thạch anh tím là để ngăn chặn tác hại của rượu.
Chủ nhân của chiếc nhẫn có thể là một người rất giàu có, thường nếm hay uống nhiều rượu.
Chiếc nhẫn cổ bằng vàng có gắn một viên thạch anh tím lớn rất đẹp được tìm thấy trong một cuộc khai quật do Cơ quan cổ vật Israel dẫn đầu tại thành phố Yavne, miền trung Israel.
Đây là vị trí của nhà máy sản xuất rượu lớn nhất thế giới từ thời Byzantine rộng khoảng gần 7.000 mét vuông, sản xuất 2 triệu lít rượu mỗi năm vào thời kỳ sơ khai.
Viên đá màu tím ở vị trí trung tâm bóng bẩy, thuộc về một người giàu có địa vị cao sống khoảng thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên. Các chuyên gia nghi ngờ rằng người đeo cuối cùng trước khi bị rơi thất lạc là một người nếm rượu trong nhà máy. Trong thế giới cổ đại tin rằng viên đá màu tím giúp chủ nhân tránh được tác hại của rượu.
Thạch anh tím là thạch anh kết tinh có các màu từ hoa cà nhạt đến tím đỏ đậm, là một trong 12 viên đá trang trí trên khăn đeo trước ngực của các thầy tế lễ tối cao.
Tiến sĩ Amir Golani, một chuyên gia trang sức cổ tại Cơ quan cổ vật Israel cho biết: "Chiếc nhẫn thuộc về một người giàu có và việc đeo nhẫn vàng gắn thạch anh tím cho thấy địa vị cao, sự giàu có của họ. Cả nam và nữ đều có thể đeo chiếc nhẫn vàng thạch anh tím này".
Cơ quan quản lý đang xác định niên đại chính xác của chiếc nhẫn. Được biết, các nhà khảo cổ phát hiện ra chiếc nhẫn trong các lớp đất đá có niên đại từ cuối thời Byzantine đến đầu thời kỳ Hồi giáo, khoảng thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên. Ước tính chiếc nhẫn khoảng 1.400 năm tuổi.
Nhà máy rượu vang thời Byzantine lớn nhất thế giới
Chuyên gia cho biết một chiếc nhẫn như vậy có thể là đồ vật được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác trong nhiều thế kỷ.
Amir Golani cho biết: "Trên thực tế, nhẫn vàng gắn thạch anh tím rất phổ biến trong thế giới La Mã, chiếc nhẫn của người giàu có sống ở Yavneh đầu thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên, có thể là đồ vật lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác".
Đế chế Byzantine tồn tại vào khoảng giữa năm 330 và 1453, trở thành một trong những nền văn minh hùng mạnh lớn trên thế giới.
Các nhà khảo cổ đã dành hai năm để khai quật khu đất rộng lớn tại nhà máy rượu lớn nhất thế giới thời đó. Họ đã tìm thấy năm máy ép rượu lớn, kho để ủ, thậm chí cả lò nung, các bình đất sét dùng để chứa rượu. Nhà máy đã sản xuất ra loại rượu vang Gaza và Ashkelon, một thương hiệu nổi tiếng của thế giới cổ đại.