Theo nghiên cứu mới thì “số phận của sao Hỏa đã được quyết định ngay từ đầu”, tác giả cấp cao Tiến sĩ Kun Wang, một nhà nghiên cứu tại Khoa Khoa học Trái đất và Hành tinh tại Đại học Washington ở St. Louis cho biết trong một tuyên bố."Có thể có những điều kiện quá ngưỡng để giữ đủ nước có thể sinh sống và kiến tạo mảng trên sao Hỏa”. Nói rõ hơn về vấn đề này, trong nghiên cứu Tiến sĩ Wang và các đồng nghiệp đã thăm dò mật độ cấu trúc đồng vị kali dễ bay hơi để ước tính sự hiện diện, phân bố và sự phong phú của các nguyên tố dễ bay hơi khác như nước trên các thiên thể hành tinh khác nhau.Họ quyết định thăm dò mật độ đồng vị kali như một loại chất suy ra sự hiện diện từng có mặt của các nguyên tố và hợp chất dễ bay hơi tương tự chẳng hạn như là nước.Đây là một phương pháp tương đối mới khác với những nỗ lực trước đây khi chỉ sử dụng mô hình chất thori được thu thập bằng công nghệ viễn thám, và sau đó dùng quy trình phân tích hóa học để xác định lượng chất bay hơi từng có trên sao Hỏa.Ở phát hiện mới, các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm thành phần đồng vị kali từ các mẫu địa chất từng được thu thập tại 20 địa điểm khác nhau trên Hỏa tinh và kết quả cho thấy, sao Hỏa không có nhiều đồng vị kali như trên bề mặt của Mặt trăng và tiểu hành tinh Vesta.Điều này cho thấy, các sự kiện cực đoan sao Hỏa đã làm mất nhiều đồng vị kali, đồng nghĩa không có sự hiện diện nhiều các chất bay hơi tương tự như nước chẳng hạn, hoặc một kịch bản khác không thể loại trừ là vốn dĩ nguyên thủy sao Hỏa không có tồn tại nhiều các đồng vị kali, nghĩa là sao Hỏa chưa từng có nước hoặc có nhưng quá ít để có thể sống được. Điều này khiến nó khô hơn nhiều so với các dự đoán trước đây.Đồng tác giả, Tiến sĩ Katharina Lodders cũng đến từ Khoa Trái đất và Hành tinh tại Đại học Washington cho biết: “Việc phát hiện ra mối tương quan của các thành phần đồng vị kali với lực hấp dẫn của hành tinh, cùng với hơi nước là một khám phá mới có ý nghĩa định lượng quan trọng về thời điểm và cách thức sao Hỏa hình thành và biến đổi, và nó cũng là tiền đề quan trọng để xem xét các điều kiện sống tiềm năng có trong tương lai”.“Thông qua việc đo lường sự có mặt các đồng vị của các nguyên tố bay hơi vừa phải, chẳng hạn như đồng vị kali, chúng ta có thể suy ra mức độ cạn kiệt chất dễ bay hơi của các hành tinh khối lượng lớn và so sánh giữa các thiên thể khác nhau trong hệ Mặt trời”.Tiến sĩ Wang nói: “Không thể chối cãi rằng đã từng có nước lỏng trên bề mặt sao Hỏa, nhưng tổng lượng nước từng tồn tại sao Hỏa thực sự là bao nhiêu thì rất khó để định lượng, khi chỉ thông qua các nghiên cứu viễn thám và thám hiểm hiện đại”.“Có rất nhiều mô hình cho thấy từng có hàm lượng nước lớn trên sao Hỏa. Trong một số chúng còn cho thấy sao Hỏa thuở sơ khai thậm chí còn ẩm ướt hơn cả Trái đất. Nhưng chúng tôi không tin rằng đó là sự thật".Nghiên cứu này vừa được công bố trên Tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.
Theo nghiên cứu mới thì “số phận của sao Hỏa đã được quyết định ngay từ đầu”, tác giả cấp cao Tiến sĩ Kun Wang, một nhà nghiên cứu tại Khoa Khoa học Trái đất và Hành tinh tại Đại học Washington ở St. Louis cho biết trong một tuyên bố.
"Có thể có những điều kiện quá ngưỡng để giữ đủ nước có thể sinh sống và kiến tạo mảng trên sao Hỏa”. Nói rõ hơn về vấn đề này, trong nghiên cứu Tiến sĩ Wang và các đồng nghiệp đã thăm dò mật độ cấu trúc đồng vị kali dễ bay hơi để ước tính sự hiện diện, phân bố và sự phong phú của các nguyên tố dễ bay hơi khác như nước trên các thiên thể hành tinh khác nhau.
Họ quyết định thăm dò mật độ đồng vị kali như một loại chất suy ra sự hiện diện từng có mặt của các nguyên tố và hợp chất dễ bay hơi tương tự chẳng hạn như là nước.
Đây là một phương pháp tương đối mới khác với những nỗ lực trước đây khi chỉ sử dụng mô hình chất thori được thu thập bằng công nghệ viễn thám, và sau đó dùng quy trình phân tích hóa học để xác định lượng chất bay hơi từng có trên sao Hỏa.
Ở phát hiện mới, các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm thành phần đồng vị kali từ các mẫu địa chất từng được thu thập tại 20 địa điểm khác nhau trên Hỏa tinh và kết quả cho thấy, sao Hỏa không có nhiều đồng vị kali như trên bề mặt của Mặt trăng và tiểu hành tinh Vesta.
Điều này cho thấy, các sự kiện cực đoan sao Hỏa đã làm mất nhiều đồng vị kali, đồng nghĩa không có sự hiện diện nhiều các chất bay hơi tương tự như nước chẳng hạn, hoặc một kịch bản khác không thể loại trừ là vốn dĩ nguyên thủy sao Hỏa không có tồn tại nhiều các đồng vị kali, nghĩa là sao Hỏa chưa từng có nước hoặc có nhưng quá ít để có thể sống được. Điều này khiến nó khô hơn nhiều so với các dự đoán trước đây.
Đồng tác giả, Tiến sĩ Katharina Lodders cũng đến từ Khoa Trái đất và Hành tinh tại Đại học Washington cho biết: “Việc phát hiện ra mối tương quan của các thành phần đồng vị kali với lực hấp dẫn của hành tinh, cùng với hơi nước là một khám phá mới có ý nghĩa định lượng quan trọng về thời điểm và cách thức sao Hỏa hình thành và biến đổi, và nó cũng là tiền đề quan trọng để xem xét các điều kiện sống tiềm năng có trong tương lai”.
“Thông qua việc đo lường sự có mặt các đồng vị của các nguyên tố bay hơi vừa phải, chẳng hạn như đồng vị kali, chúng ta có thể suy ra mức độ cạn kiệt chất dễ bay hơi của các hành tinh khối lượng lớn và so sánh giữa các thiên thể khác nhau trong hệ Mặt trời”.
Tiến sĩ Wang nói: “Không thể chối cãi rằng đã từng có nước lỏng trên bề mặt sao Hỏa, nhưng tổng lượng nước từng tồn tại sao Hỏa thực sự là bao nhiêu thì rất khó để định lượng, khi chỉ thông qua các nghiên cứu viễn thám và thám hiểm hiện đại”.
“Có rất nhiều mô hình cho thấy từng có hàm lượng nước lớn trên sao Hỏa. Trong một số chúng còn cho thấy sao Hỏa thuở sơ khai thậm chí còn ẩm ướt hơn cả Trái đất. Nhưng chúng tôi không tin rằng đó là sự thật".
Nghiên cứu này vừa được công bố trên Tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.