Cát lợn còn được gọi là Trư cát hoặc Trư sa cát lợn theo các nhà khoa học nó là một loại sỏi mật lành tính ở lợn được tích tụ theo thời gian. Đặc tính của Cát lợn là vị ngọt, tính mát, mùi thảo mộc có tác dụng đối với tâm và can được cho là có giá trị kinh tế, giá trị y học, chữa bệnh. Cát lợn thường có trọng lượng từ khoảng 0,5 đến 2,8kg với những đặc điểm chung như hình bầu dục, có lông, mùi thảo mộc dễ chịu, không bốc mùi hôi thối dù được lấy trong nội tạng của lợn.Nhiều người cho rằng Trư Sa có thể hỗ trợ điều trị các bệnh như an thần, động kinh, hốt hoảng lo âu, trị mất ngủ, hôn mê, thanh nhiệt, giải độc, tiêu đàm và nhiều tác dụng khác.Cẩu bảo thực chất là viên sỏi kết lại trong mật con chó. Hình dáng cẩu bảo trông giống như những viên đá trắng hơi phơn phớt xanh, có nhiều lớp xếp thành.Thuốc có vị mặn, tính ấm, chữa các chứng phản vị thuộc chứng vị hư hàn, người bệnh nghẹn tắc, khó ăn uống hoặc ăn xong lại nôn ra, bụng trướng đầy, tiêu hóa kém.Hầu táo là loại sỏi ở trong nội tạng của con Khỉ, thường hay gặp ở giữa đường ruột và túi mật, đây là một sản vật bệnh lý của con vật. Phần dùng làm thuốc: Sỏi ở trong nội tạng.Công dụng chủ yếu của Hầu táo có thể thanh hóa được đàm nhiệt. Hễ ho khó thở do đàm nhiệt gây ra hoặc co giật động kinh thì nó là thuốc "Chuyên dược đặc hiệu", cũng còn thích hợp trong ung thư đàm hạch, mài với dấm xức vào.Bezoar hay sỏi trong dạ dày các động vật như hươu, linh dương, nhím, dê, bò đực, lạc đà không bướu, hình thành từ những viên đá nhỏ hoặc chất xơ bị mắc kẹt trong đường tiêu hóa. Qua thời gian, chúng được các lớp canxi và magie phosphat trong dạ dày bao phủ xung quanh, như cơ chế hình thành ngọc trai.Từ thời cổ đại tới thế kỷ 16, bezoar là vật thể giá trị thường được giới quý tộc dùng làm trang sức hoặc mài lấy bột chữa bệnh. Các bác sĩ Hy Lạp và Ba Tư vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên là những người đầu tiên sử dụng sỏi thu được trong dạ dày động vật.Từ bezoar bắt nguồn từ chữ padzahr trong tiếng Ba Tư. Họ mài viên bezoar lấy bột chữa bệnh và giải độc, được cho là có công dụng tương tự sừng tê giác, hoặc dùng bezoar như đá quý làm trang sức.Sỏi mật bò được gọi là Ngưu hoàng, tây ngưu hoàng, tây hoàng; phần lớn hình trứng, có thể hình cầu, hình tròn, vuông hoặc hình tam giác, đường kính 0,6-3,3 cm. Ngưu hoàng mặt ngoài mịn bóng, trơn, không có màu trắng là loại tốt.Ngưu hoàng có tác dụng thanh tâm, giải nhiệt, lợi đàm, trị co giật, khai khiếu, giải độc. Chủ trị: Các chứng nóng sốt, phát cuồng, mê man, điên giản, co giật; trẻ em bị chứng kinh phong co giật (sài giật), cổ họng, miệng lưỡi sinh mụn, ung nhọt, đinh độc.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.
Cát lợn còn được gọi là Trư cát hoặc Trư sa cát lợn theo các nhà khoa học nó là một loại sỏi mật lành tính ở lợn được tích tụ theo thời gian. Đặc tính của Cát lợn là vị ngọt, tính mát, mùi thảo mộc có tác dụng đối với tâm và can được cho là có giá trị kinh tế, giá trị y học, chữa bệnh.
Cát lợn thường có trọng lượng từ khoảng 0,5 đến 2,8kg với những đặc điểm chung như hình bầu dục, có lông, mùi thảo mộc dễ chịu, không bốc mùi hôi thối dù được lấy trong nội tạng của lợn.
Nhiều người cho rằng Trư Sa có thể hỗ trợ điều trị các bệnh như an thần, động kinh, hốt hoảng lo âu, trị mất ngủ, hôn mê, thanh nhiệt, giải độc, tiêu đàm và nhiều tác dụng khác.
Cẩu bảo thực chất là viên sỏi kết lại trong mật con chó. Hình dáng cẩu bảo trông giống như những viên đá trắng hơi phơn phớt xanh, có nhiều lớp xếp thành.
Thuốc có vị mặn, tính ấm, chữa các chứng phản vị thuộc chứng vị hư hàn, người bệnh nghẹn tắc, khó ăn uống hoặc ăn xong lại nôn ra, bụng trướng đầy, tiêu hóa kém.
Hầu táo là loại sỏi ở trong nội tạng của con Khỉ, thường hay gặp ở giữa đường ruột và túi mật, đây là một sản vật bệnh lý của con vật. Phần dùng làm thuốc: Sỏi ở trong nội tạng.
Công dụng chủ yếu của Hầu táo có thể thanh hóa được đàm nhiệt. Hễ ho khó thở do đàm nhiệt gây ra hoặc co giật động kinh thì nó là thuốc "Chuyên dược đặc hiệu", cũng còn thích hợp trong ung thư đàm hạch, mài với dấm xức vào.
Bezoar hay sỏi trong dạ dày các động vật như hươu, linh dương, nhím, dê, bò đực, lạc đà không bướu, hình thành từ những viên đá nhỏ hoặc chất xơ bị mắc kẹt trong đường tiêu hóa. Qua thời gian, chúng được các lớp canxi và magie phosphat trong dạ dày bao phủ xung quanh, như cơ chế hình thành ngọc trai.
Từ thời cổ đại tới thế kỷ 16, bezoar là vật thể giá trị thường được giới quý tộc dùng làm trang sức hoặc mài lấy bột chữa bệnh. Các bác sĩ Hy Lạp và Ba Tư vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên là những người đầu tiên sử dụng sỏi thu được trong dạ dày động vật.
Từ bezoar bắt nguồn từ chữ padzahr trong tiếng Ba Tư. Họ mài viên bezoar lấy bột chữa bệnh và giải độc, được cho là có công dụng tương tự sừng tê giác, hoặc dùng bezoar như đá quý làm trang sức.
Sỏi mật bò được gọi là Ngưu hoàng, tây ngưu hoàng, tây hoàng; phần lớn hình trứng, có thể hình cầu, hình tròn, vuông hoặc hình tam giác, đường kính 0,6-3,3 cm. Ngưu hoàng mặt ngoài mịn bóng, trơn, không có màu trắng là loại tốt.
Ngưu hoàng có tác dụng thanh tâm, giải nhiệt, lợi đàm, trị co giật, khai khiếu, giải độc. Chủ trị: Các chứng nóng sốt, phát cuồng, mê man, điên giản, co giật; trẻ em bị chứng kinh phong co giật (sài giật), cổ họng, miệng lưỡi sinh mụn, ung nhọt, đinh độc.