Các nhà khoa học phát hiện ra rằng sâu sáp, một loài sâu bướm thường được sử dụng làm mồi câu cá, được đặt tên theo thói quen ăn sáp ong, có thể phá vỡ các liên kết hóa học trong polyetylen, một loại polyme tổng hợp và nhựa được sản xuất rộng rãi dùng trong bao bì, túi xách và các vật liệu khác.
Federica Bertocchini, một nhà khoa học thuộc Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Tây Ban Nha, tình cờ phát hiện ra khả năng khác thường của loài côn trùng này vài năm trước. Là một người nuôi ong nghiệp dư, cô Bertocchini đã bắt vài con sâu ra khỏi tổ ong của mình và cất chúng trong một chiếc túi nhựa.
Cô sớm phát hiện ra rằng những con sâu đã đục lỗ trên túi và nhận ra những tác động tiềm tàng, cô đã liên lạc với các đồng nghiệp tại đại học Cambridge là Paolo Bombelli và Christopher J. Howe. Một bài báo mà nhóm đã xuất bản trên tạp chí Current Biology giải thích cách họ phát hiện ra chính xác điều gì cho phép giun phân hủy nhựa.
Theo đó, 100 con sâu nhai hết 92 mg nhựa trong khoảng 12 giờ, khiến chiếc túi siêu nhẹ chỉ còn lại những mảnh vụn. Chúng phân tách nhựa thành ethylene glycol, một chất chống đông.
Sâu sáp là loài côn trùng duy nhất được biết đến có khả năng phân hủy polyethylene theo cách này. Các nhà nghiên cứu chưa rõ cơ chế hoạt động chính xác của sâu sáp. Đó có thể là bản thân con sâu sáp hoặc vi khuẩn sống trong ruột của nó phân hủy nhựa. Nhóm nghiên cứu cần tiến hành thêm vài bước trước khi dùng sâu sáp để xử lý hàng núi rác thải nhựa ở các bãi rác mỗi năm.
Một tỷ tỷ chiếc túi nylon được sử dụng mỗi năm. Polyethylene chiếm khoảng 92% trong tất cả túi nhựa được sản xuất. Một tổ chức sinh vật có thể phân hủy hợp chất này mà không chịu ảnh hưởng mang đến tiềm năng cách mạng hóa ngành xử lý rác. Hiện tại, hàng tỷ kilogram nhựa đổ xuống đại dương, tích tụ chất độc trong những động vật hoang dã vô tình ăn phải rác.