Nhông hàng rào (Calotes versicolor) dài 40 cm, phổ biến ở Nam Á và Đông Nam Á (gồm Việt Nam). Loài nhông nhanh nhẹn này hoạt động vào ban ngày. Chúng thường xuất hiện khi săn côn trùng trên cây quanh khu vực có người sinh sống.Rồng nước Australia (Physignathus lesueurii) dài 1 mét, là loài bò sát bản địa Australia. Chúng thường sống gần các hồ nước để dễ dàng lặn xuống nước trốn thoát kẻ thù.Rồng đất (Physignathus cocincinus) dài 1 mét, phân bố ở Nam Á và Đông Nam Á (gồm Việt Nam). Loài nhông này sống trên cây ven bờ sông. Chúng sẽ tìm nơi ẩn náu dưới nước khi bị đe dọa.Ô rô vảy (Acanthosaura crucigera) dài 26 cm, phân bố ở Đông Nam Á (gồm Việt Nam). Các con đực của loài bò sát chậm chạp này dùng gai dài trên cổ khi giao chiến với nhau.Thằn lằn đuôi gai Bắc Phi (Uromastyx acanthinura) dài 40 cm, phân bố ở Bắc Phi. Loài nhông này sống trong môi trường sa mạc khắc nghiệt. Chúng sử dụng cái đuôi dạng chùy đầy gai để tự vệ.Nhông râu trung Australia (Pogona vitticeps) dài 50 cm, sống trong rừng khô miền trung Australia. Chúng có "chòm râu" dưới hàm là những chiếc gai tua tủa.Nhông cây vân xanh (Japalura splendida) dài 20 cm, phân bố ở miền Nam Trung Quốc. Loài nhông này sống ở các khu rừng ẩm trên núi. Chúng được nhận biết nhờ hai dải màu xanh trên lưng.Nhông đá đầu đỏ (Agama agama) dài 40 cm, phân bố ở miền trung của châu Phi. Chúng có màu xám vào ban đêm và trở nên rực rỡ vào ban ngày khi ánh nắng chiếu vào. Các con đực đọ màu da sặc sỡ trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ.Nhông hoang mạc (Trapelus mutabilis) dài 25 cm, phân bố ở Bắc Phi. Loài nhông này thường xuất hiện ở các hoang mạc đá, hoạt động vào ban ngày.Thằn lằn cổ diềm (Chlamydosaurus kingii) dài 90 cm, phổ biến ở các khu rừng cận nhiệt đới Australia. Không chỉ ăn côn trùng, loài này săn cả các con thằn lằn nhỏ hơn. Khi bị đe dọa, chúng giương diềm cổ lên và há miệng rộng.Thằn lằn bay Blandford (Draco blanfordii) dài 20-35 cm, phân bố ở Nam Trung Quốc và Đông Nam Á (gồm Việt Nam). Hai bên sườn loài này có có mảng da lớn dược nâng đỡ bởi 5 xương sườn nhỏ, sẽ căng ra khi chúng lượn giữa các cành cây trong rừng.Mời quý độc giả xem video: Bảo tồn loài voọc Cát Bà trước nguy cơ tuyệt chủng | VTV4.
Nhông hàng rào (Calotes versicolor) dài 40 cm, phổ biến ở Nam Á và Đông Nam Á (gồm Việt Nam). Loài nhông nhanh nhẹn này hoạt động vào ban ngày. Chúng thường xuất hiện khi săn côn trùng trên cây quanh khu vực có người sinh sống.
Rồng nước Australia (Physignathus lesueurii) dài 1 mét, là loài bò sát bản địa Australia. Chúng thường sống gần các hồ nước để dễ dàng lặn xuống nước trốn thoát kẻ thù.
Rồng đất (Physignathus cocincinus) dài 1 mét, phân bố ở Nam Á và Đông Nam Á (gồm Việt Nam). Loài nhông này sống trên cây ven bờ sông. Chúng sẽ tìm nơi ẩn náu dưới nước khi bị đe dọa.
Ô rô vảy (Acanthosaura crucigera) dài 26 cm, phân bố ở Đông Nam Á (gồm Việt Nam). Các con đực của loài bò sát chậm chạp này dùng gai dài trên cổ khi giao chiến với nhau.
Thằn lằn đuôi gai Bắc Phi (Uromastyx acanthinura) dài 40 cm, phân bố ở Bắc Phi. Loài nhông này sống trong môi trường sa mạc khắc nghiệt. Chúng sử dụng cái đuôi dạng chùy đầy gai để tự vệ.
Nhông râu trung Australia (Pogona vitticeps) dài 50 cm, sống trong rừng khô miền trung Australia. Chúng có "chòm râu" dưới hàm là những chiếc gai tua tủa.
Nhông cây vân xanh (Japalura splendida) dài 20 cm, phân bố ở miền Nam Trung Quốc. Loài nhông này sống ở các khu rừng ẩm trên núi. Chúng được nhận biết nhờ hai dải màu xanh trên lưng.
Nhông đá đầu đỏ (Agama agama) dài 40 cm, phân bố ở miền trung của châu Phi. Chúng có màu xám vào ban đêm và trở nên rực rỡ vào ban ngày khi ánh nắng chiếu vào. Các con đực đọ màu da sặc sỡ trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ.
Nhông hoang mạc (Trapelus mutabilis) dài 25 cm, phân bố ở Bắc Phi. Loài nhông này thường xuất hiện ở các hoang mạc đá, hoạt động vào ban ngày.
Thằn lằn cổ diềm (Chlamydosaurus kingii) dài 90 cm, phổ biến ở các khu rừng cận nhiệt đới Australia. Không chỉ ăn côn trùng, loài này săn cả các con thằn lằn nhỏ hơn. Khi bị đe dọa, chúng giương diềm cổ lên và há miệng rộng.
Thằn lằn bay Blandford (Draco blanfordii) dài 20-35 cm, phân bố ở Nam Trung Quốc và Đông Nam Á (gồm Việt Nam). Hai bên sườn loài này có có mảng da lớn dược nâng đỡ bởi 5 xương sườn nhỏ, sẽ căng ra khi chúng lượn giữa các cành cây trong rừng.
Mời quý độc giả xem video: Bảo tồn loài voọc Cát Bà trước nguy cơ tuyệt chủng | VTV4.