Vì 96% gỗ Ipe sử dụng trên thế giới đến đến từ Brazil nên các băng nhóm phá rừng ở Brazil đã ráo riết săn lùng loại gỗ này khiến chúng càng ngày càng cạnh kiện.
Với đặc tính thường mọc đơn độc và xen lẫn với những loại cây khác, cây Ipe phải mất đến từ 80 đến 100 năm mới có đường kính từ 1m trở lên.
Loại gỗ này có khả năng chịu mối mọt, nấm mốc và độ ẩm cao, đặc biệt còn rất khó cháy nên được thị trường các nước Âu, Mỹ, Canada vô cùng ưa chuộng.
Gỗ của cây Ipe được dùng làm ván sàn, ốp tường, cầu thang, bàn ghế, thậm chí là trang trí cho du thuyền sang trọng cho đến nội thất bên trong của một máy bay phản lực của các đại gia Trung Đông.
|
Gỗ Ipe. |
Chính vì vậy mà gỗ Ipe đã trở thành một món mồi ngon của các băng nhóm phá rừng ở Brazil.
Ở Brazil, có 7 loại cây Ipe với giá giao động từ 1.752USD đến 3.775USD/mét khối. Từ năm 2017 đến 2021, có ít nhất 525 triệu mét khối gỗ Ipe được xuất khẩu ra nước ngoài.
Vào tháng 7/2022, một thông báo đã cho thấy tình trạng loại cây này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
“Nếu tính bình quân thì 1 héc ta rừng ở Brazil chỉ có 0,5 mét khối gỗ Ipe. Điều này có nghĩa là lâm tặc phải phá rừng để mở đường cho xe cẩu, thậm chí có những đoạn dài hơn 10km chỉ để cưa hạ 1 cây Ipe” - giám đốc cơ quan bảo vệ môi trường Brazil từng cho hay.
Thậm chí, ở Brazil đã xuất hiện “Ipe mafias” để nói về những băng nhóm lâm tặc hoạt động trong lưu vực sông Amazon. Những nhóm mafia này trang bị những thiết bị rất hiện đại như: máy định vị GPS, điện thoại vệ tinh, thức ăn, lều chống thấm nước… với những chuyến đi kéo dài hơn cả tuần. Khi tìm được 1 cây Ipe, họ sẽ đánh dấu định vị cho đến khi tìm được 10 hoặc 15 cây với đường kính đủ để xẻ được vài chục mét khối thì mới quay về.
Việc khai thác gỗ Ipe như trên vẫn đang diễn ra lặng lẽ và ước tính có tới 16 triệu héc ta gỗ Ipe đã bị chặt hạ (trong khi số cho phép là 2,5 triệu héc ta).
Việt Nam có một loại cây gỗ quý hiếm đến mức cần được bảo tồn và phải liệt vào sách đỏ. Loại cây này cũng chỉ xuất hiện ở 3 nước là Trung Quốc, Lào và Việt Nam.