Cư trú ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới ở châu Á, châu Úc, Nam Mỹ và một số đảo Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, giun đầu búa (chi Bipalium) thuộc nhóm động vật không xương sống cổ xưa được gọi là giun dẹp trên cạn (họ Geoplanidae). Ảnh: RepubblicaBipalium có nghĩa là “hai xẻng”, nói về cái đầu kỳ lạ, mở rộng về hai bên là đặc điểm nhận diện các loài giun đầu búa. Ảnh: FocusCó trên 60 loài giun đầu búa đã được tìm thấy. Chúng có kích thước từ vài cm cho tới nửa mét. Nhiều loài có sọc, khoang và màu sắc đa dạng. Ảnh: LescienzeGiun đầu búa chủ yếu sống ở môi trường ẩm ướt, mát mẻ để giữ đủ nước cho cơ thể. Chúng thường sinh sống trong các khu rừng, nhưng cũng xuất hiện ở khu vực dân cư.Chúng ẩn mình dưới những tảng đá, lá rụng, là kẻ săn mồi đáng gờm, chúng ăn giun đất, ốc sên, cuốn chiếu và rận gỗ. Ảnh: Australian GeographicChúng di chuyển bằng chất nhầy đặc và một cấu trúc đặc biệt gọi là “đế leo” – một miếng đệm được bao phủ bởi một chùm lông nhỏ. Ảnh: WikipediaSử dụng các thụ thể đặc biệt nằm trong một đường rãnh ở mặt dưới của đầu, những con giun này xác định mùi hương và quấn chặt con mồi. Ảnh: Live ScienceChúng không trực tiếp ăn mà tiết ra một loại enzyme hóa lỏng con mồi rồi mới hút vào ruột.Một số loài giun đầu búa tạo ra một chất độc thần kinh cực mạnh gọi là Tetrodotoxin, như một cơ chế phòng thủ và để khuất phục con mồi. Đây là loài động vật không xương sống trên cạn đầu tiên và duy nhất có chất độc Tetrodotoxin. Ảnh: Reddit.Chúng không có mắt và chỉ có thể cảm nhận được ánh sáng, bóng tối môi trường xung quanh qua da và đầu. Ảnh: HowStuffWorksGiun đầu búa có thể sinh sản theo kiểu lưỡng tính, nhưng phương thức sinh sản phổ biến nhất là “phân mảnh”. Con giun sẽ tự làm đứt đuôi của nó để sinh sản. Ảnh: LescienzeSau 7 đến 10 ngày, phần đuôi sẽ tự mọc đầu để tạo thành một cá thể hoàn toàn mới. Trong thời gian này, con giun ban đầu cũng tự mọc đuôi mới. Chúng có thể lặp lại hành vi sinh sản đặc biệt này này vài lần mỗi tháng.Giun đầu búa được tìm thấy trên khắp thế giới. Ở châu Âu và Bắc Mỹ, chúng là loài xâm hại nguy hiểm khi tiêu diệt giun đất, làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái địa phương. Ảnh: Wikipedia.Điều đáng lo ngại hơn là giun đầu búa cũng có thể mang mầm lây nhiễm của một loại ký sinh trùng có thể lây nhiễm sang người, điển hình là giun phổi chuột. Ảnh: Thrill Adventures.Hiện nay, nhiều công trình nghiên cứu về giun đầu búa đang được giới khoa học tiến hành, tập trung vào quá trình tiến hóa, đặc điểm sinh học và tác động của những con giun này đến hệ sinh thái.
Cư trú ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới ở châu Á, châu Úc, Nam Mỹ và một số đảo Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, giun đầu búa (chi Bipalium) thuộc nhóm động vật không xương sống cổ xưa được gọi là giun dẹp trên cạn (họ Geoplanidae). Ảnh: Repubblica
Bipalium có nghĩa là “hai xẻng”, nói về cái đầu kỳ lạ, mở rộng về hai bên là đặc điểm nhận diện các loài giun đầu búa. Ảnh: Focus
Có trên 60 loài giun đầu búa đã được tìm thấy. Chúng có kích thước từ vài cm cho tới nửa mét. Nhiều loài có sọc, khoang và màu sắc đa dạng. Ảnh: Lescienze
Giun đầu búa chủ yếu sống ở môi trường ẩm ướt, mát mẻ để giữ đủ nước cho cơ thể. Chúng thường sinh sống trong các khu rừng, nhưng cũng xuất hiện ở khu vực dân cư.
Chúng ẩn mình dưới những tảng đá, lá rụng, là kẻ săn mồi đáng gờm, chúng ăn giun đất, ốc sên, cuốn chiếu và rận gỗ. Ảnh: Australian Geographic
Chúng di chuyển bằng chất nhầy đặc và một cấu trúc đặc biệt gọi là “đế leo” – một miếng đệm được bao phủ bởi một chùm lông nhỏ. Ảnh: Wikipedia
Sử dụng các thụ thể đặc biệt nằm trong một đường rãnh ở mặt dưới của đầu, những con giun này xác định mùi hương và quấn chặt con mồi. Ảnh: Live Science
Chúng không trực tiếp ăn mà tiết ra một loại enzyme hóa lỏng con mồi rồi mới hút vào ruột.
Một số loài giun đầu búa tạo ra một chất độc thần kinh cực mạnh gọi là Tetrodotoxin, như một cơ chế phòng thủ và để khuất phục con mồi. Đây là loài động vật không xương sống trên cạn đầu tiên và duy nhất có chất độc Tetrodotoxin. Ảnh: Reddit.
Chúng không có mắt và chỉ có thể cảm nhận được ánh sáng, bóng tối môi trường xung quanh qua da và đầu. Ảnh: HowStuffWorks
Giun đầu búa có thể sinh sản theo kiểu lưỡng tính, nhưng phương thức sinh sản phổ biến nhất là “phân mảnh”. Con giun sẽ tự làm đứt đuôi của nó để sinh sản. Ảnh: Lescienze
Sau 7 đến 10 ngày, phần đuôi sẽ tự mọc đầu để tạo thành một cá thể hoàn toàn mới. Trong thời gian này, con giun ban đầu cũng tự mọc đuôi mới. Chúng có thể lặp lại hành vi sinh sản đặc biệt này này vài lần mỗi tháng.
Giun đầu búa được tìm thấy trên khắp thế giới. Ở châu Âu và Bắc Mỹ, chúng là loài xâm hại nguy hiểm khi tiêu diệt giun đất, làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái địa phương. Ảnh: Wikipedia.
Điều đáng lo ngại hơn là giun đầu búa cũng có thể mang mầm lây nhiễm của một loại ký sinh trùng có thể lây nhiễm sang người, điển hình là giun phổi chuột. Ảnh: Thrill Adventures.
Hiện nay, nhiều công trình nghiên cứu về giun đầu búa đang được giới khoa học tiến hành, tập trung vào quá trình tiến hóa, đặc điểm sinh học và tác động của những con giun này đến hệ sinh thái.