1. Chim ruồi Mellisuga helenae
Chim ruồi Mellisuga helenae được tìm thấy tại Cuba, được cho là loài chim nhỏ nhất thế giới, chỉ có chiều dài cơ thể khoảng 50mm- 60mm. Một ngày loài chim này có thể bay đến khoảng 1.500 bông hoa để hút mật nhằm hấp thu lại năng lượng của cơ thể đã tiêu hao trong quá trình nó bay và đập cánh nhanh. Ảnh: Oliver Smart/Alamy
2. Chuột chù Suncus etruscus
Được tìm thấy từ vùng Địa Trung Hải đến Malaysia, loài chuột chù Suncus etruscus chỉ có chiều dài cơ thể từ 36mm- 53mm, không tính phần đuôi. Đây là động vật có vú nhỏ nhất thế giới nếu tính theo trọng lượng cơ thể, trung bình chỉ có 1,8g. Ảnh: Cappelli/DeAgostini/Getty. Loài chuột này liên tục tìm thức ăn để giữ ấm cơ thể. Một khi không đủ thức ăn, nó sẽ lạnh và rơi vào trạng thái ngủ mê, lúc này nhiệt độ cơ thể hạ xuống khoảng còn khoảng 12 độ C.
3. Dơi ong Craseonycteris thonglongyai
Gọi là loài dơi ong, tên khoa học Craseonycteris thonglongyai, vì kích thước cơ thể của nó nhỏ bé như con ong với chiều dài khoảng 29mm- 33mm. Do đó, đây được xem là động vật có vú nhỏ nhất thế giới nếu tính theo chiều dài cơ thể. Loài ong này được tìm thấy tại Thái Lan, chỉ kiếm thức ăn từ 20-30 phút vào lúc hoàng hôn và bình minh. Ảnh: Steve Downer/ardea.com
4. Tắc kè lùn Sphaerodactylus ariasae
Tắc kè lùn Sphaerodactylus ariasae là loài bò sát nhỏ nhất thế giới, với chiều dài cơ thể từ 16mm- 18mm. Loài này được phát hiện năm 1998 tại khu vực núi đá vôi thuộc Cộng hòa Dominica, vùng Caribe. Ảnh: Hedges.
5. Cá chép Paedocypris progenetica
Nhìn cơ thể tựa như một ấu trùng, nhưng đây là loài cá chép Paedocypris progenetica, được cho là loài cá nhỏ nhất thế giới với chiều dài cơ thể của con đực chỉ khoảng 7,9mm. Loài cá này được tìm thấy tại môi trường nước có tính axit cao (pH = 3) thuộc khu vực đảo Sumatra, Indonesia. Ảnh: Ralf Britz.
6. Ếch Paedophryne amauensis
Ếch Paedophryne amauensis được xem là loài lưỡng cư nhỏ nhất và động vật có xương sống nhỏ nhất thế giới nếu tính theo chiều dài cơ thể, trung bình 7,7mm. Loài ếch này được các nhà khoa học phát hiện năm 2009 dưới thảm rừng ởPapua New Guinea nhờ vào tiếng kêu the thé của nó. Ảnh: Christopher Austin/PA