Những người lính cõi âm xuất hiện sau cơn mưa
Làng Tianguangdong, huyện Daoxian, thành phố Vĩnh Châu, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc là nơi có thảm thực vật rất xanh mướt, phong cảnh tuyệt đẹp. Dưới sự ưu ái của thiên nhiên, nơi này có thổ nhưỡng tốt, nhiều ao hồ, núi rừng.
Tuy nhiên, ở ngôi làng hẻo lánh này có một truyền thuyết nổi tiếng, được truyền từ đời này sang đời khác, con cháu vô cùng kính nể.
Theo những người dân địa phương kể lại, cứ sau một trận mưa dai dẳng, trên núi lại xuất hiện vô số tượng đá. Hiện tượng này khiến dân làng cảm thấy khó hiểu và không biết giải thích như thế nào. Họ cho rằng, đây là những “người lính cõi âm”, được thần linh gửi tới để bảo vệ sự an yên cho dân làng.
Ảnh minh họa.
Người dân ở đây rất tin vào thần thánh và người cõi âm nên thường lên núi cúng bái. Số lượng người đi vào núi rất ít, không ai dám đặt chân vào vì sợ rước rắc rối vào bản thân.
Theo thời gian, người dân đã quen với việc tin vào những “người lính cõi âm” này để có thể giữ cho gia đình mình được yên ổn. Vì thế, vào những ngày cần thờ cúng, người ta thường thấy họ mang đồ đạc vào rừng cúng bái. Điều này càng khiến cho ngọn núi ở đây trở nên huyền bí và linh thiêng.
Các chuyên gia vào cuộc điều tra
Khi các chuyên gia nghe được truyền thuyết về núi Guizai, họ tò mò muốn biết thực hư câu chuyện như thế nào.
Dân làng luôn sợ hãi trước thần linh và ma quỷ nên không ai dám vào sâu trong núi để điều tra. Họ sợ vô tình chọc giận thần linh hay ma quỷ sẽ gây họa sát thân cho bản thân và gia đình. Vì vậy, các chuyên gia chỉ có thể tự mình đi bộ về phía ngọn núi.
Khi các chuyên gia nhìn thấy những “người lính cõi âm”, họ choáng váng trước số lượng các bức tượng đá lớn nhỏ ở đây. Mỗi tượng đá có hình dáng con người với nhiều hình dạng khác nhau, có tượng tướng quân, phụ nữ mang thai, binh lính… Điều đáng nói nhất là mỗi bức tượng ở đây dường như đang kể một câu chuyện nào đó.
Những bức tượng đá này cao khoảng 1 mét và ngắn chỉ 30 cm. Các chuyên gia ước tính số lượng tượng đá lộ trên mặt đất là 5.000. Con số đáng kinh ngạc này có thể so sánh với các chiến binh đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Hiện chưa rõ dưới lòng đất dưới lòng đất còn bao nhiêu bức tượng nữa, nhưng ước tính sơ bộ tượng đá trên núi Guizai có khả năng vượt quá 10.000 bức.
Các chuyên gia nhận thấy rằng, những bức tượng đá ở đây dường như không cùng 1 niên đại. Một số tượng đá đã bị bào mòn theo năm tháng, không còn hình thù con người, trong khi số khác vẫn được bảo quản tốt.
Khi một số người cho rằng, sự nguyên vẹn của các bức tượng đá có thể bị ảnh hưởng bởi gió và mưa xói mòn ở các mức độ khác nhau.
Khi kiểm tra niên đại của những bức tượng đá này, các chuyên gia nhận thấy rằng, hơn 90% số tượng được làm trước thời Tần và nhà Hán, một số thuộc các triều đại Ngụy, Tấn, Đường, Tống, Nguyên. Điều này có nghĩa là những pho tượng ở đây đã chứng kiến hàng nghìn năm lịch sử của Trung Quốc.
Truy tìm nguồn gốc của các bức tượng
Các chuyên gia đã đọc qua vô số tư liệu lịch sử, hy vọng tìm được mối liên quan. Dựa vào các ký tự được tìm thấy trên các bức tượng, các chuyên gia suy đoán rằng, trước thời Càn Long, núi Guizai là một nơi tế lễ quy mô lớn. Người xưa rất coi trọng các nghi thức hiến tế trong nhiều thế hệ. Điều này giải thích vì sao niên đại của các bức tượng lại khác nhau như vậy.
Ngày xưa, người dân Trung Quốc rất coi trọng các dịp cúng bái người đã chết. Vào những dịp này, ngoài việc bày tỏ sự đau buồn, tiếc thương người đã khuất, họ còn cầu nguyện, phù hộ cho con cháu. Việc thờ cúng này mang ý nghĩa tâm linh và chỗ dựa về tinh thần đối với người dân.
Mặc dù theo thời gian một số phong tục đã biến mất nhưng vẫn còn nhiều cái ăn sâu vào trong văn hóa của người dân Trung Quốc.
Núi Jiuxian cách núi Guizai không xa nên các chuyên gia phỏng đoán dưới chân núi Guizai rất có thể là lăng mộ của Đế Thuấn (1 vị vua trong thời kỳ Trung Quốc cổ đại, nằm trong Ngũ Đế).
Tất nhiên, tất cả chỉ là suy đoán của các chuyên gia trước khi được khai quật, còn sự thật của lịch sử cần được nghiên cứu và tìm hiểu thêm.Những bức tượng đá này là di sản văn hóa có giá trị lớn của Trung Quốc.