Hệ tầng Argyle ở phía tây nước Úc đã cung cấp 90% kim cương hồng trên Trái Đất, màu sắc và địa chất độc đáo ở đây có nguồn gốc từ sự va chạm mạnh của hai mảnh vỏ lục địa.Nhà nghiên cứu Hugo Olierook từ Đại học Curtin (Úc) đã xác định nguồn gốc của những viên kim cương hồng tại hệ tầng Argyle này và cho rằng sự va chạm của các lục địa đã làm biến dạng tinh thể của kim cương, tạo nên màu hồng độc đáo.Kim cương hồng khác biệt với các loại kim cương thông thường, vì màu hồng của chúng không phải do tạp chất mà là do cấu trúc tinh thể bị uốn cong.Những viên kim cương hồng tại Argyle thuộc dòng hiếm và cao cấp, có giá trị cao, có thể lên đến 1,2 triệu USD cho 1 carat.Sự tan vỡ của siêu lục địa Nuna cách đây 1,3 tỷ năm đã đưa kim cương lên bề mặt và làm cho chúng hiện diện tại hệ tầng Argyle.Việc nghiên cứu kim cương này giúp hiểu cách carbon di chuyển từ lòng đất sâu ra bề mặt Trái Đất.Argyle được coi là một địa điểm độc đáo, nhưng cũng có khả năng kim cương hồng còn tồn tại ở các nơi khác trên Trái Đất, mặc dù có thể bị vùi dưới nhiều lớp đá và trầm tích xói mòn.Nhà nghiên cứu Olierook tin rằng có khả năng tìm thấy kho báu kim cương hồng tương tự Argyle ở những nơi khác, nhưng điều này sẽ đòi hỏi nhiều may mắn.Mời quý độc giả xem thêm video: Tận mục viên kim cương hồng “siêu to khổng lồ” đắt nhất thế giới.
Hệ tầng Argyle ở phía tây nước Úc đã cung cấp 90% kim cương hồng trên Trái Đất, màu sắc và địa chất độc đáo ở đây có nguồn gốc từ sự va chạm mạnh của hai mảnh vỏ lục địa.
Nhà nghiên cứu Hugo Olierook từ Đại học Curtin (Úc) đã xác định nguồn gốc của những viên kim cương hồng tại hệ tầng Argyle này và cho rằng sự va chạm của các lục địa đã làm biến dạng tinh thể của kim cương, tạo nên màu hồng độc đáo.
Kim cương hồng khác biệt với các loại kim cương thông thường, vì màu hồng của chúng không phải do tạp chất mà là do cấu trúc tinh thể bị uốn cong.
Những viên kim cương hồng tại Argyle thuộc dòng hiếm và cao cấp, có giá trị cao, có thể lên đến 1,2 triệu USD cho 1 carat.
Sự tan vỡ của siêu lục địa Nuna cách đây 1,3 tỷ năm đã đưa kim cương lên bề mặt và làm cho chúng hiện diện tại hệ tầng Argyle.
Việc nghiên cứu kim cương này giúp hiểu cách carbon di chuyển từ lòng đất sâu ra bề mặt Trái Đất.
Argyle được coi là một địa điểm độc đáo, nhưng cũng có khả năng kim cương hồng còn tồn tại ở các nơi khác trên Trái Đất, mặc dù có thể bị vùi dưới nhiều lớp đá và trầm tích xói mòn.
Nhà nghiên cứu Olierook tin rằng có khả năng tìm thấy kho báu kim cương hồng tương tự Argyle ở những nơi khác, nhưng điều này sẽ đòi hỏi nhiều may mắn.