Cách đây 100 năm, người dân sống ở khu vực xung quanh Tokyo, Nhật Bản trải qua thảm kịch kinh hoàng là trận động đất Kanto kéo theo sau đó là hỏa hoạn. Sự việc xảy ra vào ngày 1/9/1923.Vào ngày hôm đó, trận động đất Kanto mạnh 7,9 độ richter làm rung chuyển khu vực xung quanh Thủ đô Tokyo. Đây là một trong những trận động đất mạnh nhất trong lịch sử Nhật Bản cũng như thế giới.Theo ước tính, khoảng 105.000 người thiệt mạng trong thảm kịch kinh hoàng đó. Thế nhưng, 90% trường hợp tử vong không phải do động đất hoặc nhà sập gây ra mà họ thiệt mạng vì hỏa hoạn bùng lên sau đó.Những đám cháy đã bùng lên sau khi xảy ra động đất khiến thiệt hại về người và tài sản tăng cao.Theo nghiên cứu công bố ngày 12/9 trên tạp chí Bulletin of the Seismological Society of America, nhà địa chấn học thời đó là Imamura Akitsune, trợ lý giáo sư ở Đại học Hoàng gia Tokyo, đã đưa ra dự đoán từ trước về việc xảy ra hỏa hoạn sau khi trận động đất Kanto làm rung chuyển khu vực rộng lớn quanh Tokyo.Nhà địa chấn học Imamura đưa ra giả thuyết một trận động đất lớn sẽ xảy ra ở vùng Tokyo năm 1905 và cảnh báo người dân có thể gặp hỏa hoạn kéo dài do hoạt động địa chấn thúc đẩy.Để ngăn chặn thảm họa này xảy ra, nhà địa chấn học Imamura gợi ý một số giải pháp như phá bỏ đèn lồng bằng dầu hỏa, tạo ra khoảng lùi giữa các tòa nhà mới để hạn chế ngọn lửa tiềm ẩn lan rộng khiến đám cháy khó dập tắt.Tuy nhiên, cảnh báo của nhà địa chấn học Imamura bị mọi người phớt lờ, thậm chí bị một số chuyên gia chế giễu. Đặc biệt, một đồng nghiệp của ông Imamura là chuyên gia Ōmori Fusakichi đưa ra quan niệm động đất hiếm khi xảy ra trong thời tiết gió bão, tức là không có đủ gió để đám cháy lan rộng trong sự kiện như vậy.Thực tế chứng minh chuyên gia Fusakichi đã sai. Vào trưa ngày 1/9/1923, trận động mạnh làm rung chuyển khu vực Tokyo khiến bếp gas và lò nướng của nhiều gia đình đổ nhào. Ngay khi xảy ra động đất, khoảng 100 đám cháy bùng lên khắp Tokyo.Các đám cháy khó được lực lượng cứu hỏa dập tắt nhanh chóng bởi nhiều đoạn đường ống nước bị vỡ do động đất. Vậy nên, lực lượng chức năng mất nhiều thời gian mới có thể khống chế các vụ cháy.Mời độc giả xem video: Hỏa hoạn thiêu rụi 2 nhà xưởng ở TP. HCM. Nguồn: THĐT1.
Cách đây 100 năm, người dân sống ở khu vực xung quanh Tokyo, Nhật Bản trải qua thảm kịch kinh hoàng là trận động đất Kanto kéo theo sau đó là hỏa hoạn. Sự việc xảy ra vào ngày 1/9/1923.
Vào ngày hôm đó, trận động đất Kanto mạnh 7,9 độ richter làm rung chuyển khu vực xung quanh Thủ đô Tokyo. Đây là một trong những trận động đất mạnh nhất trong lịch sử Nhật Bản cũng như thế giới.
Theo ước tính, khoảng 105.000 người thiệt mạng trong thảm kịch kinh hoàng đó. Thế nhưng, 90% trường hợp tử vong không phải do động đất hoặc nhà sập gây ra mà họ thiệt mạng vì hỏa hoạn bùng lên sau đó.
Những đám cháy đã bùng lên sau khi xảy ra động đất khiến thiệt hại về người và tài sản tăng cao.
Theo nghiên cứu công bố ngày 12/9 trên tạp chí Bulletin of the Seismological Society of America, nhà địa chấn học thời đó là Imamura Akitsune, trợ lý giáo sư ở Đại học Hoàng gia Tokyo, đã đưa ra dự đoán từ trước về việc xảy ra hỏa hoạn sau khi trận động đất Kanto làm rung chuyển khu vực rộng lớn quanh Tokyo.
Nhà địa chấn học Imamura đưa ra giả thuyết một trận động đất lớn sẽ xảy ra ở vùng Tokyo năm 1905 và cảnh báo người dân có thể gặp hỏa hoạn kéo dài do hoạt động địa chấn thúc đẩy.
Để ngăn chặn thảm họa này xảy ra, nhà địa chấn học Imamura gợi ý một số giải pháp như phá bỏ đèn lồng bằng dầu hỏa, tạo ra khoảng lùi giữa các tòa nhà mới để hạn chế ngọn lửa tiềm ẩn lan rộng khiến đám cháy khó dập tắt.
Tuy nhiên, cảnh báo của nhà địa chấn học Imamura bị mọi người phớt lờ, thậm chí bị một số chuyên gia chế giễu. Đặc biệt, một đồng nghiệp của ông Imamura là chuyên gia Ōmori Fusakichi đưa ra quan niệm động đất hiếm khi xảy ra trong thời tiết gió bão, tức là không có đủ gió để đám cháy lan rộng trong sự kiện như vậy.
Thực tế chứng minh chuyên gia Fusakichi đã sai. Vào trưa ngày 1/9/1923, trận động mạnh làm rung chuyển khu vực Tokyo khiến bếp gas và lò nướng của nhiều gia đình đổ nhào. Ngay khi xảy ra động đất, khoảng 100 đám cháy bùng lên khắp Tokyo.
Các đám cháy khó được lực lượng cứu hỏa dập tắt nhanh chóng bởi nhiều đoạn đường ống nước bị vỡ do động đất. Vậy nên, lực lượng chức năng mất nhiều thời gian mới có thể khống chế các vụ cháy.
Mời độc giả xem video: Hỏa hoạn thiêu rụi 2 nhà xưởng ở TP. HCM. Nguồn: THĐT1.