|
Con người tương lai sẽ biến đổi để tích hợp với máy móc? |
Trong cuốn "Sapiens" xuất bản năm 2011, sử gia Yuval Noah Harari đã tóm lược lịch sử phát triển của loài người, và cho rằng suốt 70.000 năm qua không hề có gì đặc biệt hay kỳ diệu xảy ra, mà tất cả là nhờ bàn tay tạo hóa, và kết luận rằng theo quy luật thì con người, tên khoa học là Homo sapiens sắp tới lúc tuyệt diệt.
Sử ra người Israel này đã trình bày kỹ ý nghĩ đó kỹ hơn trong cuốn "Homo Deus" mới ra mắt.
Về cơ bản, những thứ từng là kẻ thù lớn nhất của loài người: dịch hạch, đói kém và chiến tranh đã được kiểm soát. "Đây là lần đầu tiên trong lịch sử người ta chết vì no thay vì đói, duy trì được tuổi thọ do kiểm soát những căn bệnh truyền nhiễm, tự sát nhiều hơn chiến tranh, khủng bố và tội phạm. Vì vậy mục tiêu của thế hệ mới là tìm kiếm sự bất tử, hạnh phúc và phát triển tâm linh để cuộc đời trọn vẹn cả thể chất lẫn tinh thần", Harari viết.
Đây dường như là mở đầu đầy hứa hẹn, nhưng rất tiếc sử gia này có cái nhìn khá bi quan. Dần dần con người sẽ phụ thuộc vào máy móc, các thuật toán, và theo đuổi hạnh phúc "ảo".
Chỉ có giới siêu giàu là có lợi nhờ gặt hái thành quả công nghệ, nhưng bản thân họ cũng tìm kiếm sự siêu việt bằng cách chỉnh sửa gen để hợp nhất với máy móc, tạo ra một loài mới: "Homo deus".
Lý do của suy đoán này dựa trên quan điểm xã hội học. Theo ông từ xa xưa tới giờ, con người đã luôn tin vào thần thánh. Khoa học xuất hiện, và được sử dụng như công cụ đem lại quyền lực cho nhân loại, giúp con người có thể thực sự đạt đến hạnh phúc, an lạc và toàn năng.
|
Con người có thể chuyển sang dạng số hóa (ảnh minh họa) |
Tuy nhiên Harari cho rằng khoa học thực tế chỉ là một kiểu tôn giáo mới phá hoại ý chí tự do và chủ nghĩa cá nhân, áp đặt tư tưởng mới rằng hạnh phúc toàn vẹn nhờ vào các thuật toán, và cuối cùng loài người sẽ không thực sự tồn tại mà nằm ở dạng dữ liệu.
Tầm nhìn mà Harari trình bày trong Homo Deus khá trôi chảy và vững chắc, nhưng chưa bao quát được toàn cảnh mà còn khái quát hóa vội vã khi mới chỉ xét công nghệ nano và trí tuệ nhân tạo, những yếu tố tiềm năng để 'số hóa' con người. Dù sao đi nữa, để chứng minh giả thuyết của Harari cũng phải chờ thêm ít nhất vài trăm năm nên lúc này chưa có kết luận chính xác rằng nó đúng hay sai.
Mời quý độc giả xem video những hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ (nguồn Youtube):