Thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, rùa không phải là loài vật sống lâu nhất trên thế giới, có một loại động vật sống lâu hơn rùa, tuổi thọ trung bình của sinh vật này là hơn 200 năm, tuổi thọ cao nhất có thể lên tới hơn 400 năm.
Sinh vật chúng tôi muốn đề cập tới ở đây chính là cá mập Greenland. Cá mập Greenland là loài cá mập lớn thứ 2 sau cá mập trắng. Nó có tuổi đời đáng kinh ngạc lên tới 272 năm.
Cá mập Greenland sống sâu ở Bắc Cực và Bắc Đại Tây Dương. Chúng có thể phát triển dài tới 7,3 m và có một chế độ ăn uống bao gồm cá và động vật có vú biển như hải cẩu.
Khi nhắc đến cá mập, mọi người thường nghĩ tới loài động vật khá hung dữ và rất nhanh nhẹn, tuy nhiên cá mập Greenland thường di chuyển khá chậm trong đại dương, nhưng cũng chính sự chậm chạp này mới giúp cá mập có tuổi thọ cao như vậy.
Các nhà khoa học đã từng tuyên bố rằng, cá mập Greenland không chỉ là loài cá mập sống lâu nhất mà còn có thể là loài động vật có xương sống sống lâu nhất.
Cá mập Greenland sống gần Bắc Cực, nơi có khí hậu lạnh giá trong nhiều năm và nhiều sinh vật không thể chịu được khí hậu khắc nghiệt như vậy. Nhưng loài cá mập này có thể sống ở đây hàng trăm năm bởi thói quen sinh hoạt kỳ lạ của nó.
Cá mập Greenland thường khá hạn chế di chuyển, vì hoạt động rất ít và tiêu tốn ít năng lượng nên khả năng phát triển của nó cũng rất chậm, quá trình trưởng thành của loài cá mập này rất dai, thường kéo dài cả trăm năm.
Với kích thước to lớn, sống ở vùng thời tiết khắc nghiệt nên môi trường sống của chúng khá yên tĩnh, loài cá mập này có thể tận hưởng cuộc sống yên tĩnh trong đại dương, điều này có lợi hơn cho sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng.