|
Tê giác gần như chắc chắn sẽ bị tuyệt chủng vì biến đổi khí hậu - Ảnh: The Sun. |
Các nhà khoa học cũng cho biết những loài lớn hơn cũng sẽ bị xóa sổ khi con người phá hủy môi trường sống của chúng.
Các loài gặm nhấm như gerbil lùn và chim biết hót như chim sẻ lông trắng có khả năng vượt qua biến đổi khí hậu tốt nhất. Nhưng đại bàng và tê giác đen phải đối mặt tuyệt chủng.
Trung bình các sinh vật dự kiến sẽ nhỏ hơn 25% trong 100 năm tới khi chúng thích nghi với các mối đe dọa như phá rừng, săn bắn, canh tác, đô thị hóa và nóng lên toàn cầu.
Trong khi đó, kích thước cơ thể trung bình của các loài động vật chỉ giảm 14% trong 130.000 năm kể từ kỷ băng hà cuối cùng. Các chuyên gia tại Trường đại học Southampton (Anh) đã nghiên cứu khối lượng cơ thể, kích thước lứa đẻ, môi trường sống, chế độ ăn uống và tuổi thọ của 15.484 động vật và chim sống và đưa ra kết quả này. Họ cũng sử dụng danh sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế về các loài đang bị đe dọa để dự đoán khả năng tuyệt chủng của các loài động vật.
"Trong tương lai, những động vật nhỏ, sống nhanh, có khả năng sinh sản cao, ăn côn trùng, có thể phát triển mạnh ở nhiều môi trường sống, sẽ chiếm ưu thế", một phát ngôn viên của nhóm nghiên cứu tại Đại học Southampton cho biết.
"Từ trước đến nay, mối đe dọa lớn nhất đối với chim và động vật có vú là loài người", Rob Cooke, tác giả chính của nghiên cứu cho biết thêm.
"Hiện chúng tôi đã chứng minh rằng sự mất mát dự kiến sẽ không phải là ngẫu nhiên về mặt sinh thái, mà là một quá trình chọn lọc, nơi một số sinh vật sẽ được lọc ra, tùy thuộc vào đặc điểm và tính dễ bị tổn thương của chúng đối với sự thay đổi môi trường sinh thái", đồng tác giả nghiên cứu, Felix Eigenbrod, khẳng định.