Dịch vụ robotaxi của Baidu bao gồm một đội xe có 45 chiếc ôtô tự lái, dự kiến ban đầu sẽ chạy trên những con đường mở dài 50 km trước khi mở rộng dần để bao phủ toàn bộ khu vực thí điểm Trường Sa thủ phủ của tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc rộng 70 km2, và sẽ trở thành địa điểm thí điểm lớn nhất của loại hình dịch vụ này, theo thông tin từ Baidu.
"Các hoạt động thử nghiệm ở Trường Sa chứng minh khả năng hoạt động của robot Apolloaxi và tạo bước đệm cho loại hình dịch vụ này chính thức ra mắt thị trường thực tế, đồng thời thu thấp ý kiến của những người trải nghiệm để hoàn thiện hơn", ông Li Zhenyu, phó chủ tịch và tổng giám đốc dự án robotaxi của Baidu cho biết.
|
Baidu ra mắt dịch vụ robotaxi tại Trường Sa, thủ phủ tỉnh Hồ Nam, với một đội xe gôm 45 chiếc ô tô tự lái.
|
Dịch vụ robotaxi được vận hành trên xe ôtô điện Hongqi, mẫu xe tự lái 4 cấp độ được hợp tác phát triển bởi nhà sản xuất xe hơi Trung Quốc FAW Group và Baidu, nhưng để đảm báo tính an toàn cũng như tuân thủ những quy định của Trung Quốc, mỗi chiếc xe vẫn bắt buộc phải có một tài xế ngồi bên trong.
|
Bên trong một chiếc robotaxi của Baidu tại Hồ Nam, Trung Quốc. Để đảm bảo tính an toàn cũng như tuân thủ các quy định trong quá trình thí điểm, bên trong mỗi chiếc xe bắt buộc phải có một tài xế ngồi bên trong để đề phòng những trường hợp không mong muốn.
|
Động thái này diễn ra khi các thành phố Trung Quốc đang cạnh tranh với nhau trong cuộc chạy đua về những dịch vụ di động "đến từ tương lai" với chi phí thấp nhưng đạt được hiệu quả hoạt động cao.
Các dự án tương tự cũng được khởi động tại những khu vực khác trên toàn Trung Quốc. Đầu tháng này, cả Didi Chuxing và start-up xe tự lại AutoX đều tuyên bố họ đang tìm cách triển khai dịch vụ taxi tự lái tại Thượng Hải vào cuối năm 2019 và đầu năm 2020.
Pony.ai và WeRide, hai công ty khởi nghiệp về xe tự lái có trụ sở tại Trung Quốc, cũng đã cung cấp các dịch vụ robotaxi thử nghiệm hạn chế quanh các cơ sở của họ trong vài năm trở lại đây.
Ý tưởng về một tương lai mà con người không cần phải trực tiếp lái xe, thay vào đó là trí tuệ nhân tạo đã thú hút được hàng tỷ USD đầu tư trên toàn thế với và đang trở thành một trong những lĩnh vực hàng đầu trong việc phát triển trí tuệ nhân tạo, đây cũng là ngành công nghiệp mà cả Trung Quốc và Mỹ đang chạy đua với nhau.
Trung Quốc hy vọng khoảng 90% đường cao tốc ở các thành phố lớn của quốc gia này sẽ hỗ trợ thông tin liên lạc giữa các phương tiện đến cơ sở hạ tầng vào năm 2020, trong đó các cảm biến trong xe tự lái có thể thu thập thông tin và gửi dữ liệu tới những nền tảng điện toán đám mây để đưa ra được những quyết định tức thì.