Đám mây khí khổng lồ sắp đâm sầm vào Milky Way

Google News

(Kiến Thức) - Một đám mây khí khổng lồ có thể châm ngòi cho sự hình thành sao trong tương lai, khi nó tấn công thiên hà Milky Way trong hàng triệu năm nữa.

Theo đó, Đài thiên văn miền nam châu Âu (ESO) đã phát hiện Đám mây  Smith lớn đến nỗi nó gần như bao phủ cả chòm sao Orion. Đám mây hydro này nặng hàng triệu khối lượng mặt trời này đang trong quá trình sắp va chạm với Milky Way.

Dam may khi khong lo sap dam sam vao Milky Way

Nguồn ảnh: Spaceflight Now 

Quan sát mới cho thấy "Cạnh hàng đầu của đám mây này đã tương tác với khí từ thiên hà của chúng ta", ông Felix "Jay" Lockman thuộc Đài thiên văn miền nam châu Âu (ESO) nói.

Đám mây của Smith - được đặt theo tên nhà thiên văn học Gail Smith, người đã phát hiện ra nó vào năm 1963. Nó xuất hiện như một đám thuôn dài tách biệt rõ ràng với mặt phẳng của Milky Way trong các bản đồ hydro trung tính vô tuyến. 

 "Nếu bạn có thể nhìn thấy đám mây này bằng mắt, đó sẽ là một cảnh tượng rất ấn tượng trên bầu trời đêm", Lockman nói.

Đám mây có chiều dài 11.000 năm ánh sáng và rộng 2.500 năm ánh sáng. Nó nằm cách vành đĩa Milky Way 8.000 năm ánh sáng và chứa đủ hydro để tạo ra một triệu ngôi sao như Mặt trời.

Hiện đám mây Smith đang tăng tốc về phía thiên hà Milky Way ở hơn nửa triệu dặm mỗi giờ (870.000 km / h) và sẽ ảnh hưởng đến thiên hà trong vòng chưa đầy 40 triệu năm nữa.

"Khi va chạm, nó có thể tạo ra một vụ nổ khủng khiếp kích hoạt quá trình hình thành sao diễn ra dữ dội, bất thường", Lockman nói. Trong vài triệu năm, vùng va chạm sẽ trông giống như một màn bắn pháo hoa thiên thể rực nổ trong không gian.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực


Huỳnh Dũng (theo Space)

>> xem thêm

Bình luận(0)