Về phương tiện chiến đấu hàng không, loại máy bay chiến đấu mà Trung Quốc đặc biệt dành sự quan tâm có lẽ là chiến đấu cơ Rafale mà Ấn Độ vừa nhập từ Pháp. Rafale thực sự là sự kết tinh của công nghệ hàng không đương đại của Pháp; mặc dù chỉ là máy bay chiến đấu cỡ trung bình, nhưng các khả năng của Rafale gần bằng máy bay chiến đấu hạng nặng, mà cụ thể là chiến đấu cơ J-11B (bản sao của Su-27 Nga) và J-16 (bản sao của Su-33 Nga) của Trung Quốc.Rafale có 14 điểm lắp vũ khí và tải trọng tối đa 9 tấn, khả năng tác chiến điện tử rất tốt. Rafale được trang bị radar mảng pha chủ động tiên tiến, nhưng mũi máy bay quá nhỏ để sử dụng một ăng-ten radar lớn, khiếm khuyết này được cho là rất hạn chế về hiệu suất về radar.Về vũ khí, Rafale sử dụng nhiều loại vũ khí hiện đại do Pháp sản xuất, trong đó nổi bật là tên lửa tiến công ngoài tầm nhìn Mica; thực tế Rafale là loại máy bay đa nhiệm, không chỉ chiếm ưu thế trên không, mà có thể tiến công các mục tiêu mặt đất, bằng các loại vũ khí dẫn đường chính xác.Tuy nhiên số máy bay Rafale hiện nhập về Ấn Độ chưa nhiều, theo tính toán, số máy bay này trước mắt để phi công Ấn Độ làm quen, trước khi được trang bị loạt lớn; nếu tình huống xung đột nổ ra hiện nay, số chiến đấu cơ mà Ấn Độ sẽ dùng tham chiến chủ yếu, đó chính là máy bay chiến đấu hạng nặng Su-30 MKI. Đây là loại máy bay được phía Trung Quốc hết sức quan tâm.Hiện nay Không quân Ấn Độ tổng cộng có khoảng 300 chiếc Su-30 MKI; đây là loại máy bay chiến đấu chủ lực của Ấn Độ hiện nay. Su-30 MKI là phiên bản được phát triển từ Su-27 cho riêng lực lượng không quân Ấn Độ, nó được trang bị cặp cánh vịt phía trước nhằm khắc phục những khiếm khuyết của Su-27 và động cơ vectơ lực đẩy AL-31FP tiên tiến.Su-30 MKI có thể mang gần như tất cả các tên lửa không đối không và tên lửa không đối đất của Nga sản xuất; cùng với những thành phần chủ yếu của Nga sản xuất như radar NIIP N011M PESA, Ấn Độ đã tiến hành lắp các thiết bị điện tử tối tân của Pháp và Israel lên Su-30 MKI, do vậy chiếc Su-30 MKI có giá thành đắt hơn 30% so với nguyên bản nhập khẩu từ Nga.Về trực thăng vũ trang, phương tiện đe dọa lớn đối với lực lượng thiết giáp của Trung Quốc là trực thăng vũ trang AH-64 Apache mà quân đội Ấn Độ nhập từ Mỹ. Đây là loại trực thăng vũ trang mạnh nhất thế giới hiện nay cả về hiệu suất tiến công lẫn phòng thủ; với những sửa đổi đặc biệt của nhà sản xuất Boeing giành cho máy bay hoạt động ở khu vực địa hình cao nguyên, lên máy bay có thể hoạt động tốt ở vùng không khí loãng.Về vũ khí, AH-64 Apache có hai cánh phụ bên hông với các mấu treo, có thể mang theo 16 tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire, giá phóng rocket không điều khiển Hydra 70 mm, tên lửa không đối không tầm thấp AIM-92 Stinger. Dưới bụng trực thăng được trang bị một pháo tự động M230 30 mm với cơ số đạn 1.200 viên. Tên lửa Hellfire trang bị trên Apache đủ sức xuyên phá bất cứ xe thiết giáp nào di chuyển trên mặt đất hoặc phá hủy những ụ chiến đấu kiên cố bằng bê tông.Về hỏa lực pháo binh, loại pháo mà Trung Quốc chắc chắn quan tâm đó là lựu pháo siêu nhẹ M777; đây là loại pháo mà Ấn Độ nhập của Mỹ. Tổng trọng lượng chiến đấu dưới 4 tấn, chỉ bằng khoảng một phần ba trọng lượng chung của pháo 155mm thông thường.Tầm bắn tối đa của M777 là 40 km và tốc độ bắn gấp là 5 viên đạn/ phút; M777 rất nguy hiểm ở khu vực cao nguyên vì trọng lượng nhẹ, có thể di chuyển dễ dàng bằng trực thăng vận tải Chinook (hiện đã có trong biên chế của Quân đội Ấn Độ). M77 là mối đe dọa trực tiếp với bộ binh và pháo binh của Trung Quốc.Mặc dù khu vực tranh chấp là vùng cao nguyên, khó có khả năng cơ động phương tiện cơ giới, nhưng Trung Quốc vẫn phải để mắt đến xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S mà Ấn Độ nhập từ Nga.T-90S có vũ khí mạnh mẽ, hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, lớp giáp bảo vệ đáng tin cậy và khả năng cơ động cao. Với trọng lượng 46,5 tấn T-90S có khả năng cơ động tốt trên địa hình cao nguyên. Đây cũng là vũ khí Ấn Độ đe dọa với lực lượng thiết giáp và bộ binh của Trung Quốc.
Video Xem quân đội Trung Quốc và Ấn Độ “choảng nhau” - Nguồn: VTC1
Về phương tiện chiến đấu hàng không, loại máy bay chiến đấu mà Trung Quốc đặc biệt dành sự quan tâm có lẽ là chiến đấu cơ Rafale mà Ấn Độ vừa nhập từ Pháp. Rafale thực sự là sự kết tinh của công nghệ hàng không đương đại của Pháp; mặc dù chỉ là máy bay chiến đấu cỡ trung bình, nhưng các khả năng của Rafale gần bằng máy bay chiến đấu hạng nặng, mà cụ thể là chiến đấu cơ J-11B (bản sao của Su-27 Nga) và J-16 (bản sao của Su-33 Nga) của Trung Quốc.
Rafale có 14 điểm lắp vũ khí và tải trọng tối đa 9 tấn, khả năng tác chiến điện tử rất tốt. Rafale được trang bị radar mảng pha chủ động tiên tiến, nhưng mũi máy bay quá nhỏ để sử dụng một ăng-ten radar lớn, khiếm khuyết này được cho là rất hạn chế về hiệu suất về radar.
Về vũ khí, Rafale sử dụng nhiều loại vũ khí hiện đại do Pháp sản xuất, trong đó nổi bật là tên lửa tiến công ngoài tầm nhìn Mica; thực tế Rafale là loại máy bay đa nhiệm, không chỉ chiếm ưu thế trên không, mà có thể tiến công các mục tiêu mặt đất, bằng các loại vũ khí dẫn đường chính xác.
Tuy nhiên số máy bay Rafale hiện nhập về Ấn Độ chưa nhiều, theo tính toán, số máy bay này trước mắt để phi công Ấn Độ làm quen, trước khi được trang bị loạt lớn; nếu tình huống xung đột nổ ra hiện nay, số chiến đấu cơ mà Ấn Độ sẽ dùng tham chiến chủ yếu, đó chính là máy bay chiến đấu hạng nặng Su-30 MKI. Đây là loại máy bay được phía Trung Quốc hết sức quan tâm.
Hiện nay Không quân Ấn Độ tổng cộng có khoảng 300 chiếc Su-30 MKI; đây là loại máy bay chiến đấu chủ lực của Ấn Độ hiện nay. Su-30 MKI là phiên bản được phát triển từ Su-27 cho riêng lực lượng không quân Ấn Độ, nó được trang bị cặp cánh vịt phía trước nhằm khắc phục những khiếm khuyết của Su-27 và động cơ vectơ lực đẩy AL-31FP tiên tiến.
Su-30 MKI có thể mang gần như tất cả các tên lửa không đối không và tên lửa không đối đất của Nga sản xuất; cùng với những thành phần chủ yếu của Nga sản xuất như radar NIIP N011M PESA, Ấn Độ đã tiến hành lắp các thiết bị điện tử tối tân của Pháp và Israel lên Su-30 MKI, do vậy chiếc Su-30 MKI có giá thành đắt hơn 30% so với nguyên bản nhập khẩu từ Nga.
Về trực thăng vũ trang, phương tiện đe dọa lớn đối với lực lượng thiết giáp của Trung Quốc là trực thăng vũ trang AH-64 Apache mà quân đội Ấn Độ nhập từ Mỹ. Đây là loại trực thăng vũ trang mạnh nhất thế giới hiện nay cả về hiệu suất tiến công lẫn phòng thủ; với những sửa đổi đặc biệt của nhà sản xuất Boeing giành cho máy bay hoạt động ở khu vực địa hình cao nguyên, lên máy bay có thể hoạt động tốt ở vùng không khí loãng.
Về vũ khí, AH-64 Apache có hai cánh phụ bên hông với các mấu treo, có thể mang theo 16 tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire, giá phóng rocket không điều khiển Hydra 70 mm, tên lửa không đối không tầm thấp AIM-92 Stinger. Dưới bụng trực thăng được trang bị một pháo tự động M230 30 mm với cơ số đạn 1.200 viên. Tên lửa Hellfire trang bị trên Apache đủ sức xuyên phá bất cứ xe thiết giáp nào di chuyển trên mặt đất hoặc phá hủy những ụ chiến đấu kiên cố bằng bê tông.
Về hỏa lực pháo binh, loại pháo mà Trung Quốc chắc chắn quan tâm đó là lựu pháo siêu nhẹ M777; đây là loại pháo mà Ấn Độ nhập của Mỹ. Tổng trọng lượng chiến đấu dưới 4 tấn, chỉ bằng khoảng một phần ba trọng lượng chung của pháo 155mm thông thường.
Tầm bắn tối đa của M777 là 40 km và tốc độ bắn gấp là 5 viên đạn/ phút; M777 rất nguy hiểm ở khu vực cao nguyên vì trọng lượng nhẹ, có thể di chuyển dễ dàng bằng trực thăng vận tải Chinook (hiện đã có trong biên chế của Quân đội Ấn Độ). M77 là mối đe dọa trực tiếp với bộ binh và pháo binh của Trung Quốc.
Mặc dù khu vực tranh chấp là vùng cao nguyên, khó có khả năng cơ động phương tiện cơ giới, nhưng Trung Quốc vẫn phải để mắt đến xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S mà Ấn Độ nhập từ Nga.
T-90S có vũ khí mạnh mẽ, hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, lớp giáp bảo vệ đáng tin cậy và khả năng cơ động cao. Với trọng lượng 46,5 tấn T-90S có khả năng cơ động tốt trên địa hình cao nguyên. Đây cũng là
vũ khí Ấn Độ đe dọa với lực lượng thiết giáp và bộ binh của Trung Quốc.
Video Xem quân đội Trung Quốc và Ấn Độ “choảng nhau” - Nguồn: VTC1