Theo thống kê của trang Worldometers.info, tính tới 23h59 ngày 15/8, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 91.459 ca mắc mới COVID-19 và 2.523 ca tử vong. Tổng số ca bệnh hiện hiện lên tới 8.712.349 trường hợp và 188.795 ca tử vong. Các nước ASEAN có 7.328.111 bệnh nhân đã bình phục. Đa số những ca nhiễm mới và trường hợp tử vong là do biến thể Delta và Delta Plus.
"Quái vật" Delta và biến thể Delta Plus càn quét Đông Nam Á
Với 21.882 ca nhiễm trong ngày 15/8, Thái Lan lần đầu tiên vượt qua Indonesia trở thành quốc gia dẫn đầu ASEAN về ca nhiễm mới. Thái Lan hiện ghi nhận 90.7157 ca nhiễm, bao gồm 21.882 ca tử vong.
|
Chủng Delta và biến thể Delta Plus đang lây lan khủng khiếp tại nhiều quốc gia Đông Nam Á. |
Trong khi đó, số
ca nhiễm COVID-19 mới tại Indonesia có dấu hiệu giảm, với 20.813 ca trong ngày 15/8. Dù vậy, quốc gia này vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong khu vực ASEAN với tổng cộng 3.854.354 ca bệnh và 117.588 ca tử vong.
Malaysia ghi nhận số ca nhiễm mới đứng thứ 3 trong ASEAN với 20.546 trường hợp, nâng tổng ca bệnh lên 1.404.899 người. Trong số này, 12.510 ca tử vong.
Trong ngày 15/8, Philippines ghi nhận 14.749 ca nhiễm, Việt Nam có 9.580 ca mới, nâng tổng số ca lên 275.044 kể từ đầu đại dịch. Trong khi đó, Campuchia ghi nhận số ca nhiễm mới đang giảm dần với 588 ca và Lào thêm 198 ca mắc COVID-19 mới.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, số ca mắc COVID-19 mới trong những tuần qua ở các nước ASEAN tăng đột biến trong những tuần vừa qua là do biến thể Delta và Delta Plus có sức tấn công nhanh và lây lan mạnh kể từ tháng 2/2021.
Các chuyên gia cho hay tâm lý chủ quan, lơ là phòng dịch trong khi chưa nhận thức hết mối nguy hiểm từ các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 cũng như tỷ lệ tiêm chủng trong khu vực còn thấp khiến Delta trở thành biến thể chủ đạo gây ra làn sóng dịch mới tại các nước ASEAN.
|
Tiêm vắc xin đang là giải pháp an toàn và hữu hiệu được các quốc gia Đông Nam Á áp dụng để phòng chống dịch bệnh COVID-19. Ảnh: TTXVN. |
Áp dụng giãn cách xã hội, nỗ lực phủ vắc xin để đánh bay COVID-19
Trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm mới của dịch COVID-19 do biến thể Delta và và Delta Plus gây ra, các nước đang triển khai nhiều giải pháp quyết liệt. Trong số này, chiến dịch tiêm chủng cho toàn dân là một trong những giải pháp hàng đầu được các nước ASEAN thực hiện.
Trong số này, Indonesia đã hoàn thành tiêm chủng cho 15,6% dân số. Theo ước tính, sau 13 tháng, Indonesia sẽ đạt được mục tiêu tiêm chủng cho 75% dân số. Trong khi đó, Lào đã tiêm đủ liều vắc xin cho 10% dân số và đang hướng tới mục tiêu hoàn thành tiêm vắc xin cho 50% dân số trước cuối năm 2021.
Campuchia tiêm chủng được cho 24% trong tổng dân số (tức hơn 15 triệu người). Theo đó, quốc gia này có tỷ lệ tiêm chủng cao thứ hai trong khu vực ASEAN.
Việt Nam cũng triển khai chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn từ ngày 10/7 với mục tiêu tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho tất cả người dân trong độ tuổi trên 18 từ tháng 7/2021 - 4/2022. Tính đến chiều 16/8, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 14.666.708 liều. Trong đó, tiêm 1 mũi là 13.287.434 liều, tiêm mũi 2 là 1.379.274 liều.
Để đối phó với làn sóng lây nhiễm mới của dịch COVID-19 do biến thể Delta và Delta Plus gây ra, ngoài chiến dịch tiêm chủng, Việt Nam đang áp dụng các biện pháp hạn chế, giãn cách xã hội đ chống dịch. Trong đó, 19 tỉnh, thành phố phía Nam thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ từ ngày 19/7.
Giống Việt Nam, các nước trong khu vực ASEAN cũng thực hiện nhiều giải pháp tương tự. Điển hình là Malaysia đã phong tỏa toàn diện từ ngày 1/6. Đến ngày 15/8, Malaysia nới lỏng hạn chế với người tiêm đủ vaccine. Theo đó, Chính phủ mở cửa thêm nhiều lĩnh vực với những người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin trong nỗ lực khởi động lại từng phần nền kinh tế. Kể từ ngày 16/8, các tiệm cắt tóc, cửa hàng bán đồ điện tử, nội thất, dụng cụ thể thao và phụ tùng ô tô ở Malaysia sẽ được phép hoạt động tại những bang nằm trong giai đoạn 1 của kế hoạch phục hồi quốc gia. Các cửa hàng bán quần áo, đồ chơi, đồ cổ sẽ được nối lại hoạt động trong giai đoạn 2. Các hạn chế trong lĩnh vực sản xuất cũng được dỡ bỏ, không giới hạn về công suất nhân sự hoạt động trong các côn ty.
Bên cạnh triển khai chiến dịch tiêm chủng, chính phủ Lào yêu cầu các địa phương tăng cường hoạt động tuần tra, giám sát và ngăn chặn người nhập cảnh bất hợp pháp, coi đó là ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn phòng chống dịch.
Thái Lan liên tục công bố các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt mới. Vào ngày 19/7, Lào gia hạn lệnh phong tỏa lần thứ 6. Singapore thông báo từ ngày 22/7 siết chặt các hạn chế xã hội bao gồm một số hoạt động: ngừng ăn uống tại nhà hàng, tập thể dục ngoài trời và cấm tập trung nhiều hơn 2 người.
Các chuyên gia nhận định, trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, các nước ASEAN cần tiếp tục thực hiện những biện pháp quyết liệt và mạnh mẽ. Song song với đó, người dân cần thể hiện trách nhiệm với cộng đồng bằng việc thực hiện nghiêm các giải pháp của chính quyền để chung tay đẩy lùi dịch bệnh.
Mời độc giả xem video: Y bác sĩ Đà Nẵng kiệt sức giữa tâm dịch Covid-19. Nguồn: THDT.