Biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 đang gây lo ngại cho nỗ lực chống dịch của cả thế giới. Theo báo cáo mới đây, Delta dễ lây truyền từ người sang người nhanh hơn virus gây Ebola hoặc cảm cúm.Tuy nhiên mới đây, các nhà khoa học từ viện Max Planck về Hóa lý sinh học (MPI) và Trung tâm Y tế Đại học (UMG) ở Göttingen (Đức), một loại kháng thể siêu nhỏ (nanobodies) có khả năng ngăn chặn hiệu quả virus SARS-CoV-2 và những biến chủng nguy hiểm của chúng.Các kháng thể nano trong nghiên cứu này được cho là có thể liên kết và vô hiệu hóa virus SARS-CoV-2 tốt hơn tới 1.000 lần so với các kháng thể nano đã được phát triển trước đó.Đặc biệt các kháng thể này có hiệu quả cao đối với các "đột biến thoát miễn dịch" như K417N/T, E484K, N501Y và L452R được tìm thấy trong các dòng Alpha, Beta, Gamma, Epsilon, Iota và Delta/Kappa.Ngoài ra, các nhà khoa học đã tối ưu hóa nhằm tạo ra sự ổn định và khả năng chống chọi với nhiệt độ khắc nghiệt. Các kháng thể nano này có thể chịu được nhiệt độ lên tới 95 độ C mà không bị mất chức năng hay kết tụ.Nhờ ưu điểm này, các kháng thể nano sẽ rất dễ đưa vào sản xuất, tạo nên một phương thuốc điều trị dễ sản xuất, dễ xử lý và bảo quản. Ngoài ra, các hạt nanobodies có thể sản xuất với chi phí thấp, số lượng lớnCác nanobodies mà nhóm chuyên gia phát hiện có nguồn gốc từ lạc đà Alpaca. Để tạo ra kháng thể, các nhà nghiên cứu đã tiêm protein tăng đột biến nCoV vào 3 con lạc đà là Britta, Nora, Xenia.Những con lạc đà cái tạo ra kháng thể. Nhóm nghiên cứu lấy máu của chúng và trích xuất thành một tỷ bản thiết kế nanobodies. Sau khi phân tích trong phòng thí nghiệm, họ đã chọn ra những kháng thể tốt nhất.Ngay cả với các biến chủng SARS-CoV-2 mới, kháng thể đều cho hiệu quả chống virus mạnh mẽ, mở ra hy vọng của nhóm tác giả trước thực trạng biến chủng Delta ngày càng lây lan.Hiện nghiên cứu vẫn đang nằm ở bước thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và đạt được những kết quả khả quan ban đầu vì không phải mọi kháng thể đều vô hiệu hóa được virus.Các nhà nghiên cứu còn cấy vào một số con lạc đà được tuyển chọn một phần protein đột biến của SARS-CoV-2, biến cơ thể chúng trở thành những "nhà máy sống" để thử tạo ra kháng thể chống lại các đột biến mới."Nếu các kháng thể nano của chúng tôi trở nên không hiệu quả trong tương lai, chúng tôi có thể lặp lại quy trình này ở lạc đà cừu. Chúng sẽ rất nhanh chóng tạo ra kháng thể mới chống lại những biến thể mới" tác giả nghiên cứu cho biết.Mời các bạn xem video: Thông điệp 5K phòng chống dịch Covid-19 trong tình hình mới. Nguồn: THTPCT.
Biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 đang gây lo ngại cho nỗ lực chống dịch của cả thế giới. Theo báo cáo mới đây, Delta dễ lây truyền từ người sang người nhanh hơn virus gây Ebola hoặc cảm cúm.
Tuy nhiên mới đây, các nhà khoa học từ viện Max Planck về Hóa lý sinh học (MPI) và Trung tâm Y tế Đại học (UMG) ở Göttingen (Đức), một loại kháng thể siêu nhỏ (nanobodies) có khả năng ngăn chặn hiệu quả virus SARS-CoV-2 và những biến chủng nguy hiểm của chúng.
Các kháng thể nano trong nghiên cứu này được cho là có thể liên kết và vô hiệu hóa virus SARS-CoV-2 tốt hơn tới 1.000 lần so với các kháng thể nano đã được phát triển trước đó.
Đặc biệt các kháng thể này có hiệu quả cao đối với các "đột biến thoát miễn dịch" như K417N/T, E484K, N501Y và L452R được tìm thấy trong các dòng Alpha, Beta, Gamma, Epsilon, Iota và Delta/Kappa.
Ngoài ra, các nhà khoa học đã tối ưu hóa nhằm tạo ra sự ổn định và khả năng chống chọi với nhiệt độ khắc nghiệt. Các kháng thể nano này có thể chịu được nhiệt độ lên tới 95 độ C mà không bị mất chức năng hay kết tụ.
Nhờ ưu điểm này, các kháng thể nano sẽ rất dễ đưa vào sản xuất, tạo nên một phương thuốc điều trị dễ sản xuất, dễ xử lý và bảo quản. Ngoài ra, các hạt nanobodies có thể sản xuất với chi phí thấp, số lượng lớn
Các nanobodies mà nhóm chuyên gia phát hiện có nguồn gốc từ lạc đà Alpaca. Để tạo ra kháng thể, các nhà nghiên cứu đã tiêm protein tăng đột biến nCoV vào 3 con lạc đà là Britta, Nora, Xenia.
Những con lạc đà cái tạo ra kháng thể. Nhóm nghiên cứu lấy máu của chúng và trích xuất thành một tỷ bản thiết kế nanobodies. Sau khi phân tích trong phòng thí nghiệm, họ đã chọn ra những kháng thể tốt nhất.
Ngay cả với các biến chủng SARS-CoV-2 mới, kháng thể đều cho hiệu quả chống virus mạnh mẽ, mở ra hy vọng của nhóm tác giả trước thực trạng biến chủng Delta ngày càng lây lan.
Hiện nghiên cứu vẫn đang nằm ở bước thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và đạt được những kết quả khả quan ban đầu vì không phải mọi kháng thể đều vô hiệu hóa được virus.
Các nhà nghiên cứu còn cấy vào một số con lạc đà được tuyển chọn một phần protein đột biến của SARS-CoV-2, biến cơ thể chúng trở thành những "nhà máy sống" để thử tạo ra kháng thể chống lại các đột biến mới.
"Nếu các kháng thể nano của chúng tôi trở nên không hiệu quả trong tương lai, chúng tôi có thể lặp lại quy trình này ở lạc đà cừu. Chúng sẽ rất nhanh chóng tạo ra kháng thể mới chống lại những biến thể mới" tác giả nghiên cứu cho biết.