Trong cuộc kiểm tra đầu tiên, những đột biến trong biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 dường như không đáng lo ngại. Ban đầu, biến thể Delta cũng chỉ có một vài thay đổi về gen so với chủng virus ban đầu.Tuy nhiên, những tính toán ban đầu đã đi sai hướng. Biến thể Delta đã trở nên nguy hiểm hơn theo nhiều cách. Thời gian ủ bệnh của nó chỉ kéo dài 4 ngày thay vì 6 ngày, khiến cho mọi người dễ bị lây nhiễm hơn.Khi đại dịch mới bùng phát, một người mắc COVID-19 trung bình lây cho 2 - 3 người khác. Hiện nay, một người nhiễm biến thể Delta có thể lây nhiễm trung bình cho 6 người.Các nhà khoa học cho biết không thể dự đoán chính xác biến thể Delta sẽ "hành xử" như thế nào trong tương lai, mặc dù một số nhà nghiên cứu dự đoán tình hình sẽ "trở nên tồi tệ hơn".Chúng ta chưa giải quyết được vấn đề của biến chủng Delta, nhưng một biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 lại xuất hiện khiến các nhà khoa học phải phát đi cảnh báo.Biến chủng Lambda - lần đầu bị phát hiện ở Peru và đang bùng phát ở Nam Mỹ - dường như dễ lây lan và có khả năng kháng vắc xin hơn nếu so với chủng virus ban đầu phát hiện ở Vũ Hán.Các nhà khoa học trên tìm ra 3 đột biến ở phần gai protein của Lambda, gồm RSYLTPGD246-253N, 260 L452Q và F490S - có thể giúp chủng này chống lại sự trung hòa bởi các kháng thể do vắc xin sinh ra.Ngoài ra, 2 đột biến khác là T76I và L452Q được xem có khả năng khiến Lambda dễ lây lan hơn so với chủng ban đầu. Tuy nhiên hiện còn quá sớm để khẳng định liệu biến thể Lambda có gây ra một biến cố lớn tồi tệ như những gì Delta đang làm hay không.Tuy nhiên nhà nghiên cứu Kei Sato từ đại học Tokyo cảnh báo rằng, Lambda "có thể trở thành mối đe dọa tiềm tàng với xã hội loài người". Hiện nay, chuyên gia này đã gọi biến thể Delta và các biến thể khác là "đại dịch trong đại dịch".Mặc dù biến thể Delta đã gây nên các ca mắc đột phá hoặc làm giảm hiệu quả của vắc xin nhưng các nhà khoa học cho rằng, biến thể Delta hoặc thậm chí một biến thể mới "hoàn hảo" hơn sẽ không dễ đánh bại lá chắn miễn dịch do vắc xin tạo ra, hay thậm chí là lá chắn miễn dịch tự nhiên.Ngoài ra, việc thoát khỏi hệ miễn dịch cũng là thách thức với virus gây bệnh COVID-19. Hệ miễn dịch của con người, từng được kích hoạt qua việc tiêm vắc xin hay mắc bệnh, sẽ trở nên mạnh mẽ hơn và chống lại các virus gây bệnh hiệu quả hơn so với những gì các nghiên cứu chỉ ra.Tuy nhiên, có một viễn cảnh đặc biệt nguy hiểm là biến thể virus SARS-CoV-2 khiến mọi người cảm thấy khỏe mạnh một thời gian dài và sau đó mới khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng. Vì vậy nhân loại luôn phải trong tình trạng cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu với những biến chủng chứa nguy cơ tiềm tàng.Mời các bạn xem video: Thông điệp 5K phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. Nguồn: THTPCP
Trong cuộc kiểm tra đầu tiên, những đột biến trong biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 dường như không đáng lo ngại. Ban đầu, biến thể Delta cũng chỉ có một vài thay đổi về gen so với chủng virus ban đầu.
Tuy nhiên, những tính toán ban đầu đã đi sai hướng. Biến thể Delta đã trở nên nguy hiểm hơn theo nhiều cách. Thời gian ủ bệnh của nó chỉ kéo dài 4 ngày thay vì 6 ngày, khiến cho mọi người dễ bị lây nhiễm hơn.
Khi đại dịch mới bùng phát, một người mắc COVID-19 trung bình lây cho 2 - 3 người khác. Hiện nay, một người nhiễm biến thể Delta có thể lây nhiễm trung bình cho 6 người.
Các nhà khoa học cho biết không thể dự đoán chính xác biến thể Delta sẽ "hành xử" như thế nào trong tương lai, mặc dù một số nhà nghiên cứu dự đoán tình hình sẽ "trở nên tồi tệ hơn".
Chúng ta chưa giải quyết được vấn đề của biến chủng Delta, nhưng một biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 lại xuất hiện khiến các nhà khoa học phải phát đi cảnh báo.
Biến chủng Lambda - lần đầu bị phát hiện ở Peru và đang bùng phát ở Nam Mỹ - dường như dễ lây lan và có khả năng kháng vắc xin hơn nếu so với chủng virus ban đầu phát hiện ở Vũ Hán.
Các nhà khoa học trên tìm ra 3 đột biến ở phần gai protein của Lambda, gồm RSYLTPGD246-253N, 260 L452Q và F490S - có thể giúp chủng này chống lại sự trung hòa bởi các kháng thể do vắc xin sinh ra.
Ngoài ra, 2 đột biến khác là T76I và L452Q được xem có khả năng khiến Lambda dễ lây lan hơn so với chủng ban đầu. Tuy nhiên hiện còn quá sớm để khẳng định liệu biến thể Lambda có gây ra một biến cố lớn tồi tệ như những gì Delta đang làm hay không.
Tuy nhiên nhà nghiên cứu Kei Sato từ đại học Tokyo cảnh báo rằng, Lambda "có thể trở thành mối đe dọa tiềm tàng với xã hội loài người". Hiện nay, chuyên gia này đã gọi biến thể Delta và các biến thể khác là "đại dịch trong đại dịch".
Mặc dù biến thể Delta đã gây nên các ca mắc đột phá hoặc làm giảm hiệu quả của vắc xin nhưng các nhà khoa học cho rằng, biến thể Delta hoặc thậm chí một biến thể mới "hoàn hảo" hơn sẽ không dễ đánh bại lá chắn miễn dịch do vắc xin tạo ra, hay thậm chí là lá chắn miễn dịch tự nhiên.
Ngoài ra, việc thoát khỏi hệ miễn dịch cũng là thách thức với virus gây bệnh COVID-19. Hệ miễn dịch của con người, từng được kích hoạt qua việc tiêm vắc xin hay mắc bệnh, sẽ trở nên mạnh mẽ hơn và chống lại các virus gây bệnh hiệu quả hơn so với những gì các nghiên cứu chỉ ra.
Tuy nhiên, có một viễn cảnh đặc biệt nguy hiểm là biến thể virus SARS-CoV-2 khiến mọi người cảm thấy khỏe mạnh một thời gian dài và sau đó mới khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng. Vì vậy nhân loại luôn phải trong tình trạng cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu với những biến chủng chứa nguy cơ tiềm tàng.