Theo dự đoán từ các nhà nghiên cứu thiên văn học, trận mưa sao băng Geminids sẽ đạt cao điểm vào đêm giữa ngày 14/12 đến ngày 15/12. Cụ thể, từ khoảng 20 giờ thứ sáu 14/12 đến tận 6 giờ thứ bảy 15/12.
Trung tâm cơn mưa sao băng sẽ đánh một hình vòng cung trên bầu trời, nằm ở hướng Đông Đông Bắc vào đầu buổi tối, di chuyển dần lên phương Bắc, đến điểm chính Bắc vào 2 giờ rạng sáng 15/12 để rồi di chuyển tiếp sang hướng Tây Tây Bắc khi trời dần về sáng.
Chỉ cần thời tiết thuận lợi, bầu trời không mưa, khu vực quan sát thoáng đãng, không có nhiều ánh sáng nhân tạo thì gần như ở mọi nơi đều có thể quan sát trận mưa sao băng lớn nhất năm này một cách rõ ràng.
|
Nguồn ảnh: Astronomy |
Không cần kính thiên văn, chỉ cần quan sát bằng mắt thường, bạn vẫn có thể ngắm trọn vẹn những hình ảnh tuyệt mỹ của trận mưa sao băng. Bạn nên để mắt làm quen với bóng tối ít nhất 15-20 phút. Sau đó, bạn chỉ cần ngước nhìn lên bầu trời, định vị chòm Song Tử có hình dáng như hai anh em.
Mời quý vị xem video: Cận cảnh trận mưa sao băng đẹp nhất 2015. Nguồn video: VTC14
Từ đêm nay (13/12), những ai yêu thích mưa sao băng vẫn có thể quan sát vì đã khá cận ngày cao điểm nên mật độ sao băng đã tương đối dày.
Hôm nay, Google Doodle phỏng tác theo mưa sao băng Geminids, xuyên qua bầu khí quyển Trái đất và rực sáng lên bầu trời.
Vào đêm cao điểm tới đây, chúng ta có thể quan sát đến 120 ngôi sao băng mỗi giờ. Mưa sao băng Geminids nổi tiếng là cơn mưa sao băng rực rỡ, được tạo ra bởi một chiếc "đuôi" đầy đá bụi của… một tiểu hành tinh, không phải sao chổi như tất cả các cơn mưa sao băng khác. Mưa sao băng sẽ trông như phun ra từ chòm sao Song Tử, có tên quốc tế là Gemini và cũng là gốc của tên cơn mưa sao băng – Geminids.
Mưa sao băng Geminids được đặt theo tên của vị thần Hy Lạp cổ đại Apollo con trai, 3200 Phaethon là một tiểu hành tinh có quỹ đạo đưa nó đến gần mặt trời của chúng ta hơn so với Sao Thủy. Geminids luôn đổ xuống trái đất vào tháng 12, nổi tiếng là cơn mưa sao băng với số lượng sao nhiều nhất nhì hàng năm.
Quỹ đạo của 3200 Patheon có một đoạn rất gần mặt trời và có thể chính mặt trời đã đốt cháy, tạo ra chiếc đuôi đá bụi dù nó không phải sao chổi. Trái đất chúng ta may mắn đi qua vùng đá bụi đó vào tháng 12 hằng năm. Vì vậy, chúng ta có cơ hội thưởng thức cơn mưa sao băng tuyệt mỹ này.