Cả gan nếm chất lỏng đỏ trong mộ cổ, anh nông dân suýt mất mạng

Google News

Bí ẩn trong mộ cổ đã hé lộ một 'tội ác' không thể dung thứ.

Tại vùng tây nam của Sơn Tây, Trung Quốc có huyện Thạch Lâu được đặt theo tên của các tòa nhà xếp chồng lên nhau bằng đá trên núi Thông Thiên. Nơi đây được biết đến là "điểm di tích văn hóa lớn". Các nhà khảo cổ đã khai quật một ngôi mộ hàng nghìn năm tuổi tại đây, bên trong có "Rồng đồng" liên quan đến nhân vật Khương Tử Nha.

Một ngày nọ, người dân làng ở huyện Thạch Lâu đang làm ruộng thì phát hiện có một lớp đất màu đỏ. Đã quá nửa đời người nhưng anh ta chưa bao giờ gặp phải trường hợp như vậy nên tò mò đào xuống, kết quả là chất lỏng màu đỏ nhìn như máu chảy ra ngày càng nhiều.

Anh cúi xuống ngửi và thấy mùi tanh nồng nặc, do không kìm được sự tò mò nên đã cho lên nếm thử. Ngay sau đó, bụng người đàn ông sôi ùng ục, cơ thể choáng váng, mặt mày tái mét nên anh vội vã về nhà ngay.

Dân làng thấy vậy liền lập tức báo cảnh sát.

Ca gan nem chat long do trong mo co, anh nong dan suyt mat mang

Những di vật được tìm thấy (Ảnh: Sohu)

Sau đó, cảnh sát nhanh chóng đến hiện trường và phong tỏa khu vực xung quanh. Sau khi chiết xuất và xác định chất lỏng màu đỏ, họ phát hiện đó không phải là máu mà là chu sa. Đây làkhoáng vật cinnabarit của thủy ngân sẵn có trong tự nhiên, và có độc tính cao. May mắn cho anh nông dân đã được dân làng đưa cấp cứu kịp thời.

Bí mật mộ cổ hé lộ

Sau khi các nhân viên tại hiện trường dọn dẹp chu sa dưới lòng đất, họ vô tình phát hiện ra một ngôi mộ cổ khổng lồ. Cục di tích văn hóa địa phương đã cử một đội khảo cổ để cứu hộ và khai quật.

Theo các chuyên gia, đây là một ngôi mộ cổ có từ thời nhà Thương. Bên trong tìm thấy 13 chiếc chuông đồng, 7 chiếc kiềng đồng được sử dụng trong các lễ cúng tế thời xưa và 33 mảnh đồng được khai quật từ ngôi mộ.

Tuy nhiên, nhóm khảo cổ khá hụt hẫng vì không tìm thấy văn bia trong lăng nên việc xác định danh tính chủ nhân của ngôi mộ là rất khó. Khi mọi người đang dọn dẹp thì một chuyên gia vô tình vấp ngã. Vật mà ông đụng trúng là di vật văn hóa 'Rồng đồng'. Nhờ bảo vật này, danh tính chủ nhân ngôi mộ đã được hé lộ.

Rồng đồng có hình dáng độc đáo, họa tiết trang trí trên đó lại càng kỳ lạ: Trên thân của 'con rồng' được chạm khắc hình cá sấu. Nhìn sơ qua, nó giống như một chiếc thuyền rồng trên mặt nước. Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra rằng Rồng đồng được sử dụng để đựng rượu.

Ca gan nem chat long do trong mo co, anh nong dan suyt mat mang-Hinh-2

Bình đựng rượu có hình thù kỳ lạ (ảnh: Sohu)

Trong lịch sử, nhà Chu có nhiều cách tra tấn khác nhau. Một trong số đó là cho người và con cá sấu vào chung một bể rồi để cả hai tự tranh đấu với nhau. Loại hình phạt này cực kỳ tàn khốc. Vì vậy cha vợ của Khương Tử Nha đã tạo ra món đồ hình rồng này để phản ánh sự tàn ác của giới cầm quyền.

Một lần, Chu Văn Vương đã đến tận nơi ở của Khương Tử Nha để hỏi xin ý kiến về việc bảo vệ giang sơn. Sau khi nhìn thấy chiếc bình đựng rượu hình rồng kỳ lạ này, ông vô cùng tò mò nhưng Khương Tử Nha chỉ cười không nói. Chu Văn Vương rất tức giận trước thái độ này. Mãi về sau ông mới biết đây là đồ vật dùng để cầu nguyện cho dân chúng và châm biếm sự bạo ngược của vua Chu.

Nhờ chiếc bình này, Chu Văn Vương càng thêm bội phục và kính nể gia đình của Khương Tử Nha.

Sau khi Khương Tử Nha giúp nhà Chu tiêu diệt nhà Thương, ông đã chôn cất Rồng đồng với cha vợ của mình. Mặc dù nhiều ghi chép trong Phong Vân Bảng thuộc về truyền thuyết, nhưng theo ghi chép lịch sử, có thể xác định rằng Khương Tử Nha là nhân vật có thật vốn là người huyện Thạch Lâu và có nhiều đóng góp cho thời đại.

Còn về cha vợ của Khương Tử Nha, tuy không có tài liệu ghi lại nhưng ông dám lên án nhà vua thời bấy giờ cho thấy ông cũng là một nhân vật không hề tầm thường. 

Theo Thuy Anh/Báo Tổ quốc

>> xem thêm

Bình luận(0)