Bụi làm mờ vũ trụ của chúng ta như thế nào?

Google News

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học đã tính toán rằng vũ trụ thực sự sáng gấp đôi so với suy nghĩ trước đây. Cụ thể, các nhà thiên văn học mô tả cách bụi che khuất khoảng một nửa ánh sáng mà vũ trụ hiện đang tạo ra.

Tác giả chính Simon Driver từ Đại học St Andrew nói: "Trong gần 2 thập kỷ, chúng tôi đã tranh luận về việc liệu ánh sáng mà chúng ta nhìn thấy từ các thiên hà xa xôi có nói lên toàn bộ câu chuyện hay không. Thực tế, chỉ có một nửa năng lượng ánh sáng được tạo ra bởi các ngôi sao thực sự chạm trực tiếp vào kính viễn vọng của chúng ta, phần còn lại bị chặn bởi các hạt bụi".

Bui lam mo vu tru cua chung ta nhu the nao?

Nguồn ảnh: Scientific American 

Mặc dù trong một thời gian, các nhà thiên văn học biết rằng vũ trụ chứa những hạt bụi nhỏ, nhưng họ đã không nhận ra mật độ bụi này đang hạn chế lượng ánh sáng mà chúng ta có thể nhìn thấy. Bụi hấp thụ ánh sáng sao và phát lại, làm cho chính bụi phát sáng.

Nhóm nghiên cứu đã kết hợp một mô hình mới về phân bố bụi trong các thiên hà được phát triển bởi Cristina Popescu thuộc Viện Vật lý hạt nhân Max Plank, mô hình này có độ phân giải cao lấy từ 10.000 thiên hà.

Sử dụng mô hình mới, các nhà thiên văn học có thể tính toán chính xác tỷ lệ ánh sáng sao bị chặn bởi bụi.

Tuffs nói: "Kết quả chứng minh rất rõ ràng rằng các hạt bụi liên sao có tác động khắc nghiệt đến năng lượng ánh sáng từ các thiên hà gần đó tạo ra".

“Với mô hình hiệu chuẩn mới trong tay, giờ đây chúng ta có thể tính toán chính xác tỷ lệ ánh sáng sao bị chặn bởi bụi bặm".

Vũ trụ hiện đang tạo ra năng lượng ánh sáng thông qua phản ứng tổng hợp hạt nhân trong lõi của các ngôi sao, với tốc độ khổng lồ là 5 triệu watt mỗi năm ánh sáng, gấp 300 lần mức tiêu thụ năng lượng trung bình của dân số Trái đất.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực


Huỳnh Dũng (theo Phys)

>> xem thêm

Bình luận(0)