Với hơn 600 năm lịch sử, Tử Cấm Thành (hay còn gọi Cố Cung) ở Bắc Kinh, Trung Quốc là nơi ở của 24 hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh. Cung điện hoàng gia này rộng khoảng 720.000 m2. Đây là một trong những khu phức hợp cung điện lớn nhất thế giới với hơn 980 tòa nhà.Khi tìm hiểu về Tử Cấm Thành, công chúng biết được nhiều bí mật bất ngờ. Trong số này, du khách không khỏi trầm trồ, ngưỡng mộ khi thấy phần mái của các cung điện trong Cố Cung sạch sẽ, không bám bụi bẩn, thậm chí không có phân chim.Trong khi mái nhà của nhiều tòa nhà và các công trình khác đều có phân chim, mái ở Tử Cấm Thành sạch sẽ một cách khó tin. Điều này khiến nhiều người tò mò vì sao lại vậy.Trước bí ẩn này, giới chuyên gia đã nghiên cứu phần mái của Tử Cấm Thành qua đó tìm ra câu trả lời.Theo các nhà nghiên cứu, phần mái Tử Cấm Thành lợp ngói tráng men màu vàng - màu sắc tượng trưng cho quyền lực của hoàng đế và hoàng thất.Thêm nữa, màu vàng của mái nhà sẽ khiến cho loài chim bị chói mắt, giảm bớt khả năng quan sát. Do vậy, chúng sẽ không đậu nhiều xuống mái nhà.Loại ngói dùng để lợp mái các cung điện trong Tử Cấm Thành có về mặt nhẵn bóng. Vậy nên, ngay cả khi có phân chim trên mái nhà thì khi mưa xuống sẽ dễ dàng cuốn trôi sạch sẽ.Tiếp đến, người Trung Quốc thời phong kiến có kiểu kiến trúc gọi là “Oanh bất lạc tưởng đỉnh”, có nghĩa là chim không thể đậu trên đỉnh.Phong cách thiết kế này chủ yếu tập trung vào độ dốc, độ rộng của mỗi viên ngói đều lớn hơn khoảng cách giữa các ngón chân của tất cả các loài chim khiến chúng không thể đậu quá lâu hay làm tổ.Điều này khiến các loài chim không muốn đậu trên phần mái Tử Cấm Thành. Điều này góp phần giúp mái của các tòa cung điện sạch sẽ.Mời độc giả xem video: Giải mã cách người xưa di chuyển trăm tấn đá xây Tử Cấm Thành.
Với hơn 600 năm lịch sử, Tử Cấm Thành (hay còn gọi Cố Cung) ở Bắc Kinh, Trung Quốc là nơi ở của 24 hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh. Cung điện hoàng gia này rộng khoảng 720.000 m2. Đây là một trong những khu phức hợp cung điện lớn nhất thế giới với hơn 980 tòa nhà.
Khi tìm hiểu về Tử Cấm Thành, công chúng biết được nhiều bí mật bất ngờ. Trong số này, du khách không khỏi trầm trồ, ngưỡng mộ khi thấy phần mái của các cung điện trong Cố Cung sạch sẽ, không bám bụi bẩn, thậm chí không có phân chim.
Trong khi mái nhà của nhiều tòa nhà và các công trình khác đều có phân chim, mái ở Tử Cấm Thành sạch sẽ một cách khó tin. Điều này khiến nhiều người tò mò vì sao lại vậy.
Trước bí ẩn này, giới chuyên gia đã nghiên cứu phần mái của Tử Cấm Thành qua đó tìm ra câu trả lời.
Theo các nhà nghiên cứu, phần mái Tử Cấm Thành lợp ngói tráng men màu vàng - màu sắc tượng trưng cho quyền lực của hoàng đế và hoàng thất.
Thêm nữa, màu vàng của mái nhà sẽ khiến cho loài chim bị chói mắt, giảm bớt khả năng quan sát. Do vậy, chúng sẽ không đậu nhiều xuống mái nhà.
Loại ngói dùng để lợp mái các cung điện trong Tử Cấm Thành có về mặt nhẵn bóng. Vậy nên, ngay cả khi có phân chim trên mái nhà thì khi mưa xuống sẽ dễ dàng cuốn trôi sạch sẽ.
Tiếp đến, người Trung Quốc thời phong kiến có kiểu kiến trúc gọi là “Oanh bất lạc tưởng đỉnh”, có nghĩa là chim không thể đậu trên đỉnh.
Phong cách thiết kế này chủ yếu tập trung vào độ dốc, độ rộng của mỗi viên ngói đều lớn hơn khoảng cách giữa các ngón chân của tất cả các loài chim khiến chúng không thể đậu quá lâu hay làm tổ.
Điều này khiến các loài chim không muốn đậu trên phần mái Tử Cấm Thành. Điều này góp phần giúp mái của các tòa cung điện sạch sẽ.
Mời độc giả xem video: Giải mã cách người xưa di chuyển trăm tấn đá xây Tử Cấm Thành.