Tử Cấm Thành (hay còn gọi Cố Cung) nằm ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Năm 1402, sau khi chiếm được Nam Kinh và lên ngôi, hoàng đế Trung Quốc Minh Thành Tổ đã dời đô về Bắc Kinh và ra lệnh xây dựng Tử Cấm Thành.Sau 14 năm xây dựng, Tử Cấm Thành hoàn thành. Cung điện hoàng gia tráng lệ này rộng 720.000 m2 với hơn 800 cung điện lớn, nhỏ.Trong suốt hơn 600 năm, Tử Cấm Thành là nơi ở của 24 hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh. Nơi ở của hoàng đế và hậu cung gắn liền với nhiều bí mật thú vị khiến hậu thế tò mò. Trong số này có bí ẩn về lãnh cung - nơi chưa từng mở cửa đón khách tham quan.Theo các ghi chép lịch sử, lãnh cung là nơi ở của các phi tần bị hoàng đế trừng phạt do mắc sai lầm, phạm trọng tội hoặc bị thất sủng khó có cơ hội "lật ngược tình thế".Trải qua nhiều triều đại, lãnh cung còn là nơi sống của các phi tần sau khi hoàng đế băng hà. Khi ở trong lãnh cung, thê thiếp của nhà vua sẽ không còn người hầu hạ, mất đi tự do, sống trong cảnh thiếu thốn đủ thứ từ đồ ăn, trang phục, những nhu yếu phẩm thiết yếu...Ngay cả khi ốm đau, bệnh tật thì phi tần sống trong lãnh cung cũng phải tự chịu đựng, không được thái y tới khám chữa bệnh.Thậm chí, thái giám làm nhiệm vụ đưa cơm nước, trông giữ khu vực lãnh cung cũng có thể hành hạ, tra tấn phi tần vì biết được họ đã mất hết quyền lực, không còn được nhà vua chú ý. Do đó, hoạn quan đối xử tệ bạc với phi tần mà không sợ bị họ trừng phạt như xưa.Sau một thời gian sống trong lãnh cung, phi tần có thể bị trầm cảm, thậm chí phát điên. Một số người đã tự sát vì không chịu nổi cuộc sống "địa ngục" này.Trong cuốn hồi ký có tiêu đề "Nửa đời trước của tôi", Phổ Nghi tiết lộ lãnh cung không ở khu vực cố định nào trong Tử Cấm Thành. Lãnh cung có thể là bất cứ căn phòng nào ở trong số các cung điện, chỉ cần đó là nơi các phi tần bị giam giữ.Sở dĩ lãnh cung không mở cửa đón khách được cho là vì 2 lý do. Đầu tiên là lãnh cung bị hư hại khá nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu cho khách vào tham quan. Chi phí để tu sửa lãnh cung khá cao trong khi kinh phí không cho phép. Lý do thứ hai là vì lãnh cung gắn liền với nhiều ký ức đau thương, chết chóc, không thích hợp để du khách ghé thăm.Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.
Tử Cấm Thành (hay còn gọi Cố Cung) nằm ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Năm 1402, sau khi chiếm được Nam Kinh và lên ngôi, hoàng đế Trung Quốc Minh Thành Tổ đã dời đô về Bắc Kinh và ra lệnh xây dựng Tử Cấm Thành.
Sau 14 năm xây dựng, Tử Cấm Thành hoàn thành. Cung điện hoàng gia tráng lệ này rộng 720.000 m2 với hơn 800 cung điện lớn, nhỏ.
Trong suốt hơn 600 năm, Tử Cấm Thành là nơi ở của 24 hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh. Nơi ở của hoàng đế và hậu cung gắn liền với nhiều bí mật thú vị khiến hậu thế tò mò. Trong số này có bí ẩn về lãnh cung - nơi chưa từng mở cửa đón khách tham quan.
Theo các ghi chép lịch sử, lãnh cung là nơi ở của các phi tần bị hoàng đế trừng phạt do mắc sai lầm, phạm trọng tội hoặc bị thất sủng khó có cơ hội "lật ngược tình thế".
Trải qua nhiều triều đại, lãnh cung còn là nơi sống của các phi tần sau khi hoàng đế băng hà. Khi ở trong lãnh cung, thê thiếp của nhà vua sẽ không còn người hầu hạ, mất đi tự do, sống trong cảnh thiếu thốn đủ thứ từ đồ ăn, trang phục, những nhu yếu phẩm thiết yếu...
Ngay cả khi ốm đau, bệnh tật thì phi tần sống trong lãnh cung cũng phải tự chịu đựng, không được thái y tới khám chữa bệnh.
Thậm chí, thái giám làm nhiệm vụ đưa cơm nước, trông giữ khu vực lãnh cung cũng có thể hành hạ, tra tấn phi tần vì biết được họ đã mất hết quyền lực, không còn được nhà vua chú ý. Do đó, hoạn quan đối xử tệ bạc với phi tần mà không sợ bị họ trừng phạt như xưa.
Sau một thời gian sống trong lãnh cung, phi tần có thể bị trầm cảm, thậm chí phát điên. Một số người đã tự sát vì không chịu nổi cuộc sống "địa ngục" này.
Trong cuốn hồi ký có tiêu đề "Nửa đời trước của tôi", Phổ Nghi tiết lộ lãnh cung không ở khu vực cố định nào trong Tử Cấm Thành. Lãnh cung có thể là bất cứ căn phòng nào ở trong số các cung điện, chỉ cần đó là nơi các phi tần bị giam giữ.
Sở dĩ lãnh cung không mở cửa đón khách được cho là vì 2 lý do. Đầu tiên là lãnh cung bị hư hại khá nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu cho khách vào tham quan. Chi phí để tu sửa lãnh cung khá cao trong khi kinh phí không cho phép. Lý do thứ hai là vì lãnh cung gắn liền với nhiều ký ức đau thương, chết chóc, không thích hợp để du khách ghé thăm.
Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.