Ảnh “tê giác cụt sừng với đôi mắt buồn” dậy sóng

Google News

Bức ảnh con tê giác với cái sừng bị cưa cụt trước lúc chết đã được chia sẻ hàng loạt trên mạng xã hội, gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về nạn săn bắn động vật quý hiếm tràn lan của con người.

Mới đây, bức ảnh con tê giác bị cụt sừng còn nguyên vết cắt đỏ hỏn đã được đăng tải tên trang Instagram của hãng truyền hình nổi tiếng National Geographic (NatGeo); đi kèm với đó là một bài đăng mô tả chân thực đến nhói lòng về nạn săn bắn và giết hại động vật quý hiếm tại Zimbabwe nói riêng, trên thế giới nói chung.
Anh “te giac cut sung voi doi mat buon” day song
 
Trong bài đăng này, NatGeo đã viết:
"Con tê giác này bị cưa cụt sừng bởi các thợ săn ở Zimbabwe. Họ đến và đi, để con vật tội nghiệp này lại với vô số những vết thương lở loét từ khẩu AK47. Nhưng con tê giác không chết. Nó hồi phục lại được chút ít và gắng gượng lê bước qua những bụi cỏ, hẳn đang sợ hãi và hoảng loạn biết mấy. Trên khuôn mặt - nơi từng có một chiếc sừng - của nó, là hàng tá những loài dòi bọ đang cư ngụ trước khi con tê giác thực sự qua đời.
Vậy là ta đã mất đi thêm một con vật được ghi trong sách đỏ nữa, tiến một bước gần hơn đến với tương lai của sự diệt vong.
Tê giác sắp tuyệt chủng đâu phải điều mới mẻ với bất kỳ ai; điều kì lạ là ở Trung Quốc, nơi mới đây đã dỡ bỏ lệnh cấm săn bắn động vật kéo dài suốt 25 năm qua, đã một lần nữa cho phép việc trao đổi bộ phận tê giác và hổ được diễn ra trơn tru hơn. Lí giải cho hành động này, Trung Quốc thẳng thừng cho biết họ làm vậy là để 'ủng hộ các giống vật quý hiểm khác được nuôi trong nông trại'. Nhưng tới giờ, báo cáo về các nông trại kiểu vậy vẫn chỉ mang đặc một sắc màu u ám.
Bị bỏ đói, bị bạo hành,... - các trường hợp này đã trở nên quá quen thuộc bên trong các sở thú dành cho động vật quý hiếm nói trên. Và ngoài kia, những con vật hoang dã vẫn bị cưa sừng, bị móc mật để bán với giá cao ngất trời tại chợ đen. Công lý ở nơi đâu?
Một lần nữa phải khẳng định lại, đây quả là một vấn đề gây nhức nhối bậc nhất trong thế kỷ 21, và Trung Quốc đang hành động đi ngược lại với sự tiến bộ của nhân loại khi đưa ra quyết định như vậy."
Lượng người tương tác với bài viết của hãng NatGeo đã tăng đột biến, đạt đến mức hơn 1,2 triệu người dùng Instagram chỉ sau 16 giờ đồng hồ. Vô vàn dân mạng đã bày tỏ thái độ bất bình cũng như tức giận đối với nhóm thợ săn đã trực tiếp giết hại con tê giác trong bức ảnh, và ngay cả với quyết định mới đây từ phía Trung Quốc nữa:
"Thật không thể tin nổi! Chúng ta có thể làm gì để dừng việc này lại đây?"
"Thật đáng thất vọng! Con người cần chung tay bảo vệ những thứ không có đủ khả năng để tự bảo vệ mình như con tê giác tội nghiệp này đây! Hãy dùng sức nặng từ lời nói của tất cả chúng ta, và ngăn chặn việc này lại!" .
Theo Helino

>> xem thêm

Bình luận(0)