Trong thế giới các loại gỗ quý hiếm, thủy tùng luôn được xem như một viên ngọc sáng giá. Với vẻ đẹp tự nhiên, độ bền cao và hương thơm đặc trưng, gỗ thủy tùng không chỉ được ưa chuộng trong sản xuất đồ nội thất cao cấp mà còn mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc.
Ảnh minh họa.
Thủy tùng (tên khoa học: Glyptostrobus pensilis) là một loài thực vật hạt trần thuộc họ Taxodiaceae. Cây thủy tùng có chiều cao trung bình khoảng 30m, đường kính thân có thể đạt tới 1m. Gỗ thủy tùng có màu nâu vàng đến nâu đỏ, vân gỗ đẹp, mịn và đều. Đặc biệt, gỗ thủy tùng có khả năng tỏa ra một mùi thơm nhẹ nhàng, dễ chịu. Loại gỗ này không được trồng phổ biến trên toàn thế giới mà chỉ mọc phổ biến ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) và tỉnh Khăm Muộn (Lào). Tại Việt Nam, cây gỗ thủy tùng được tìm thấy ở tỉnh Đắk Lắk, gồm xã Ea Ral (huyện Ea H'leo) có 140 cây, xã Ea Hồ (huyện Krông Năng) có 21 cây và 1 cây tại thị xã Buôn Hồ.
Gỗ thủy tùng thường được người xưa sử dụng để chế tạo cung tên. Nhiều người còn tin rằng loại gỗ quý hiếm này có khả năng chữa phong thấp và giảm đau. Ngày nay, loại cây gỗ này thường được sử dụng để sản xuất các sản phẩm nội thất cao cấp như bàn ghế, tủ, giường và các đồ thủ công mỹ nghệ khác…
Do nguồn cung hạn chế và giá trị thẩm mỹ cao, gỗ thủy tùng có giá trị kinh tế rất lớn, có ‘núi tiền’ cũng không dễ dàng mua được. Hiện tại, loài cây này đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng và được xếp vào nhóm IA trong Sách đỏ Việt Nam, cần được bảo vệ nghiêm ngặt.
Trong thời gian các loài thực vật đầm lầy chết do tác động của nhiệt và áp lực địa chất, cây thủy tùng cũng hóa thành than đá. Những cây thủy tùng còn lại trên Trái Đất là số ít cây sống sót qua thời kỳ này. Tuy nhiên, chúng lại không thể sinh sôi nảy nở và cách duy nhất để bảo vệ loài cây này là không để chúng bị đốn hạ hay sâu mục. Gỗ thủy tùng là một báu vật của thiên nhiên, mang trong mình vẻ đẹp và giá trị vượt thời gian. Việc sử dụng và bảo vệ gỗ thủy tùng không chỉ là bảo vệ một loài cây quý hiếm mà còn là góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.