Trước khi đi lễ chùa cần phải biết rõ điều này để cầu gì được nấy

Google News

Khi đi lễ chùa, muốn để thánh thần hiểu thấu lời khẩn cầu cần phải biết điều này nếu muốn cầu gì được nấy, lộc lá ngập nhà.

* Sắm sửa lễ vật
Truoc khi di le chua can phai biet ro dieu nay de cau gi duoc nay
Ảnh minh họa. 
- Đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm các lễ chay: Hương, hoa tươi, quả chín, oản, xôi, chè… không được sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt gà, giò, chả…
- Hoa tươi lễ Phật thường là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu, hoa hồng, hoa cúc… tuyệt đối không dùng các loại hoa tạp, hoa dại.
- Quả chín dâng lên ban thờ tốt nhất là các loại quả như chuối, thanh long, nho, bưởi, táo, hồng, đu đủ, hồng xiêm…
- Tuyệt đối không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính điện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa.
- Tại chùa, không để tiền thật lẫn tiền âm phủ lên ban thờ hay mâm lễ.
- Tại đình đền có thể đặt tiền âm phủ nhưng không nên đặt tiền thật.
1. Nêu thông tin bản thân đầy đủ, theo đúng trật tự
Bài văn khấn phải luôn có đầy đủ thông tin cá nhân như sau:
Truoc khi di le chua can phai biet ro dieu nay de cau gi duoc nay-Hinh-2
 
– Ngày tháng năm: “Hôm nay là ngày …tháng…năm … , nhằm ngày … tháng … năm … Âm lịch”
– Tên họ, ngày tháng năm sinh: “Con tên là:……….., sinh năm….. âm lịch (Giáp Tuất 1994, Tân Dậu 1981, …)”
– Địa chỉ nơi ở hiện tại: “Ngụ tại….”
– Công việc: “Hiện đang giữ chức vụ….”
– Địa điểm nơi công tác: “Đang công tác tại…”
Nếu tới khấn cho chồng, con thì tương tự thêm đầy đủ thông tin của người đó sau tên mình.
2. Văn khấn không nên cầu xin
Mọi người thường đi chùa là khấn xin thần Phật cho tài lộc, vận may đến với mình. Tuy nhiên, quan niệm của đạo Phật chủ yếu là ban phát ước vọng cho mọi người có tâm bình an, hướng thiện, sống bình yên chứ không ban tiền tài, danh vọng. Do đó, người đi lễ chùa cần lưu ý, không xin vật chất, chỉ xin sức khỏe, may mắn, an lành. Khi khấn phải thành tâm, nói những lời đẹp đẽ nhất.
4. Chỉ thắp 1 nén hương
Mọi người thường thắp nhang số lẻ (1, 3, 5, 7, 9) lên bát hương ở chùa hoặc đốt cả nắm chứ không chọn số chẵn. Thế nhưng, theo lý giải của người nhà Phật, đúng là thắp nhang số lẻ phù hợp với người âm. Đồng thời, thắp nhang lẻ còn mang ý nghĩa như sau:
– 1 nén nhang: thể hiện lòng thành
– 3 nén nhang: mang ý nghĩa Tam thời (Quá khứ – Hiện tại – Tương lai), Tam vô lậu học (Giới – Định – Tuệ)
– 5 nén nhang: cúng thần linh theo Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
– 7 và 9 nén nhang: tượng trưng cho “vía” của con người, khi người ta muốn xin cho bản thân.
Thực tế, thắp nén hương số lẻ nào cũng đều giống nhau vì thế nhà Phật khuyến khích mọi người chỉ nên thắp 1 nén nhang để tránh ô nhiễm môi trường, ngăn hỏa hoạn gây nguy hiểm. Họ quan niệm thắp hương nhiều hay ít nhang không quan trọng, quan trọng chủ yếu là ở tấm lòng.Do đo, chị em đi chùa chỉ nên thắp 1 nén nhang là đủ.
5. Chỉ cần vái 3 lần
Khi vái chỉ nên vái 3 lần cho Phật, Pháp và Tăng. Phật ở đây là tự giác, Pháp là lẽ phải và Tăng là thanh tịnh. Khi vái, tay để trước ngực, chắp lại như búp sen, ngón tay thẳng hướng lên trời và tuyệt đối không vái lia lịa. Cúi vái đúng 3 lần thành tâm.
6. Khi khấn không nên nói to
Phật dạy tâm phải tĩnh thị tuệ mới sinh. Do đó, chị em nhớ lặng lẽ khấn, nhẩm nhỏ trong miệng chứ không nên to tiếng, đọc to làm phiền tới người khác.
Ngoài ra, không phải cứ khấn là phải “Nam mô A Di Đà”. Bởi đền chùa không chỉ có Phật mà còn thờ thần linh, những người có công nên khi đứng trước ban thờ, người khấn nên hạn chế nhắc câu trên mà hãy tỏ lòng thành kính, biết ơn và nêu ý nguyện trong sáng của mình.
Thông tin chỉ mang tính tham khảo!
Theo Tú An/Khỏe & Đẹp

>> xem thêm

Bình luận(0)