Lễ hội Linh tinh tình phộc: Lễ hội Linh tinh tình phộc diễn ra ở miếu Trò làng Trám (xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, Phú Thọ) là lễ hội tiêu biểu của văn hóa phồn thực Việt Nam, thu hút hàng nghìn khách đến dự dù tổ chức vào lúc đêm khuya ngày 11 tháng Giêng. Sau các nghi lễ và màn diễn, đúng vào lúc 0h, cụ thủ từ lấy hòm chứa sinh thực khí của nam (Nõ) và sinh thực khí của nữ (Nường) và trao cho đôi vợ chồng được làng lựa chọn. Ảnh: Việt Hùng/Zing.Trong bóng tối, cụ thủ từ hô “linh tinh tình phộc” và người nam dùng Nõ đâm vào Nường, nếu trúng 3 lần thì năm đó mây thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Trước đây, sau lễ mật, cụ thủ từ hô to “tháo khoán” cho trai gái trong làng tự do yêu đương, con sinh ra được coi là “trời ban” và cả làng sẽ nuôi dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay phong tục này đã không còn.Hội làng Triều Khúc: Lễ hội diễn ra ở làng Triều Khúc (Hà Nội) diễn ra vào ngày mùng 9 Âm lịch có nhiều hoạt động rộn rã, như múa rồng, rước kiệu… Tuy nhiên, màn diễn độc đáo và hút khách nhất là điệu múa “con đĩ đánh bồng” do các chàng trai giả gái biểu diễn. Ảnh: Lê Hiếu/Zing.Trong đó, các chàng trai ăn vận áo mớ ba mớ bảy, trang điểm rực rỡ, vừa nhún nhảy vừa đánh trống. Họ phải luôn tươi cười, đá mắt với khán giả trên đường đi. Đây là nét văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo khán giả.Hội cướp chiếu mong sinh con trai: Lễ hội Đúc Bụt tại thôn Phù Liễn (xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc) diễn ra vào mùng 8 tháng Giêng với màn cướp chiếu thiêng nổi tiếng. Trong đó, ba chàng trai trẻ chưa vợ được chọn lựa kỹ lưỡng, phết bùn lên người và trùm chiếu đi từ giếng nước về đình làng.Sau khi làm lễ, hàng nghìn người tham dự sẽ cố gắng rút được sợi chiếu, với quan niệm sẽ gặp may mắn, đặc biệt là gia đình nào chưa có con cái sẽ sinh được quý tử.Hội rước lợn La Phù: Vào ngày 13 tháng Giêng, hội La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) được tổ chức trang trọng để tưởng nhớ Đức Tam Lang Đại Vương mổ lợn khao quân trước khi lên đường đánh giặc. Trong đó, những “ông lợn” của đám rước sẽ được chăm sóc theo một chế độ đặc biệt.Để chuẩn bị cho lễ rước, lợn được làm sạch và trang trí đẹp mắt. Sau đó, lợn được đưa từ nhà quan đám (người mổ lợn) ra đình. Thanh niên khiêng kiệu đều phải là người chưa vợ.
Lễ hội Linh tinh tình phộc: Lễ hội Linh tinh tình phộc diễn ra ở miếu Trò làng Trám (xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, Phú Thọ) là lễ hội tiêu biểu của văn hóa phồn thực Việt Nam, thu hút hàng nghìn khách đến dự dù tổ chức vào lúc đêm khuya ngày 11 tháng Giêng. Sau các nghi lễ và màn diễn, đúng vào lúc 0h, cụ thủ từ lấy hòm chứa sinh thực khí của nam (Nõ) và sinh thực khí của nữ (Nường) và trao cho đôi vợ chồng được làng lựa chọn. Ảnh: Việt Hùng/Zing.
Trong bóng tối, cụ thủ từ hô “linh tinh tình phộc” và người nam dùng Nõ đâm vào Nường, nếu trúng 3 lần thì năm đó mây thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Trước đây, sau lễ mật, cụ thủ từ hô to “tháo khoán” cho trai gái trong làng tự do yêu đương, con sinh ra được coi là “trời ban” và cả làng sẽ nuôi dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay phong tục này đã không còn.
Hội làng Triều Khúc: Lễ hội diễn ra ở làng Triều Khúc (Hà Nội) diễn ra vào ngày mùng 9 Âm lịch có nhiều hoạt động rộn rã, như múa rồng, rước kiệu… Tuy nhiên, màn diễn độc đáo và hút khách nhất là điệu múa “con đĩ đánh bồng” do các chàng trai giả gái biểu diễn. Ảnh: Lê Hiếu/Zing.
Trong đó, các chàng trai ăn vận áo mớ ba mớ bảy, trang điểm rực rỡ, vừa nhún nhảy vừa đánh trống. Họ phải luôn tươi cười, đá mắt với khán giả trên đường đi. Đây là nét văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo khán giả.
Hội cướp chiếu mong sinh con trai: Lễ hội Đúc Bụt tại thôn Phù Liễn (xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc) diễn ra vào mùng 8 tháng Giêng với màn cướp chiếu thiêng nổi tiếng. Trong đó, ba chàng trai trẻ chưa vợ được chọn lựa kỹ lưỡng, phết bùn lên người và trùm chiếu đi từ giếng nước về đình làng.
Sau khi làm lễ, hàng nghìn người tham dự sẽ cố gắng rút được sợi chiếu, với quan niệm sẽ gặp may mắn, đặc biệt là gia đình nào chưa có con cái sẽ sinh được quý tử.
Hội rước lợn La Phù: Vào ngày 13 tháng Giêng, hội La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) được tổ chức trang trọng để tưởng nhớ Đức Tam Lang Đại Vương mổ lợn khao quân trước khi lên đường đánh giặc. Trong đó, những “ông lợn” của đám rước sẽ được chăm sóc theo một chế độ đặc biệt.
Để chuẩn bị cho lễ rước, lợn được làm sạch và trang trí đẹp mắt. Sau đó, lợn được đưa từ nhà quan đám (người mổ lợn) ra đình. Thanh niên khiêng kiệu đều phải là người chưa vợ.