Vì 19 năm (1998-2017) mới có một đô vật Nhật Bản sở hữu danh hiệu cao quý này nên dư luận và giới chuyên môn lại có dịp “lật hồ sơ mật” về sumo.
|
Kisenosato, nhà vô địch sumo đầu tiên người Nhật Bản kể từ năm 1998. |
Cuộc sống của võ sĩ sumo vô cùng khắc khổ, từ ăn uống, đi vệ sinh đến tắm rửa đều tuân theo đẳng cấp, không ai được làm trái. Đối với sumo thì các nghi lễ truyền thống, các quy định về đẳng cấp rất quan trọng và đòi hỏi các môn đệ phải tuyệt đối tuân theo.
Thậm chí để tỏ ra tôn trọng đối thủ, người chiến thắng không được mỉm cười. Bởi đô vật hàng đầu luôn được kỳ vọng là hình mẫu để mọi người noi gương - thể hiện được thanh danh, lòng khiêm nhường và có thể bị chỉ trích nếu làm không tốt vai trò này.
|
Võ sĩ sumo nhí Nhật Bản khổ luyện. |
Nhiều người từng nói, Nhật Bản đứng trước cuộc khủng hoảng về sumo, sau khi đô vật Takashi Saito bị đánh chết gần 10 năm trước (tháng 6-2007) khi đang tập luyện.
Gần 10 năm trước (tháng 6-2007), sumo từng đứng trước khủng hoảng sau khi đô vật Takashi Saito bị đánh chết trong khi đang tập luyện. Tiếp đó là việc cựu huấn luyện viên Tokitsukaze cùng 3 võ sĩ sumo phải hầu toà (tháng 10-2008). Khi đó, số lượng các võ sĩ Nhật Bản giảm, nhưng võ sĩ người nước ngoài lại tăng và chiếm vị trí cao.
Tại thời điểm kể trên, điều quan tâm hàng đầu của các ông bầu, huấn luyện viên, cũng như võ sĩ là lợi nhuận, sau đó mới đến việc nâng cao tinh thần thượng võ của môn thể thao truyền thống này. Khoảng 10 năm trước, một võ sĩ sumo đẳng cấp yokozuna chỉ được trả 55 triệu yen/năm, trong khi một cầu thủ bóng chày nổi tiếng có mức thu nhập gấp gần 10 lần: 500 triệu yen/năm.
2007 được coi là năm không may mắn đối với sumo bởi có khá nhiều vụ bê bối xảy ra; thậm chí, một trong những ngôi sao sáng giá nhất của sumo là Asashoryu bị chỉ trích sau khi người ta phát hiện anh tham gia một trận bóng đá từ thiện ở quê nhà (Mông Cổ) mặc dù trước đó xin rút khỏi giải đấu sumo do “bị chấn thương”.
Asashoryu đã sử dụng giấy khám sức khỏe giả để về Mông Cổ “dưỡng thương” trong 18 ngày. Trước đó, Asashoryu còn phạm một lỗi rất nặng giống như chuyện cắn tai trong thi đấu quyền Anh - làm tuột khố của đối thủ Kyokushuzan, rồi bị khiển trách vì túm tóc một trong các đối thủ của mình. Ngoài ra, Asashoryu còn bị cáo buộc chi 6.500 USD để giành chiến thắng.
Sau khi giải nghệ năm 1997, võ sĩ Keisuke Itai đã tiết lộ một số bí mật về sumo, theo đó hầu hết các trận đấu đều được dàn xếp. Thậm chí có tới 80% trận đấu được ấn định kết quả trong phòng thay quần áo. Thậm chí xã hội đen đã can thiệp và Hiệp hội sumo Nhật Bản từng hủy các cuộc sát hạch (8-7-2007) dành cho vận động viên mới được tuyển mộ bởi không có ai đăng ký tham gia.
Đó là lần đầu tiên trong lịch sử sumo bởi theo quy định, các lò võ chỉ nhận các võ sinh dưới 17 tuổi đến học. Và vì thời gian huấn luyện được rút ngắn nên các võ sĩ tuy đã ra lò, nhưng vẫn không nắm được hết các quy tắc, các quy định truyền thống như cư xử theo tinh thần thượng võ, cách mặc kimono, cách búi tóc, cách ném muối trước trận đấu…
Tuy ngày càng có nhiều phụ nữ Nhật Bản tham gia luyện tập môn võ đặc thù này và trận thi đấu quốc tế đầu tiên giành cho nữ từng diễn ra tại thành phố Aomori cách đây gần 15 năm (tháng 10-2002), nhưng những quy tắc giành cho nữ võ sĩ sumo vẫn khác với nam.
Trong khi nam phải cao từ 1,75m, nặng ít nhất 120kg và được phân thành 10 cấp, nhưng nữ chỉ phân thành 3 cấp: hạng nhẹ (nặng 65kg), hạng trung (nặng dưới 80kg) và hạng nặng (từ 80kg trở lên). Ngoài việc phân biệt đối xử với nữ, người Nhật còn không trao danh hiệu yokozuma cho người ngoại quốc.
Bởi theo quy định, danh hiệu yokozuma sẽ được trao cho người giành 2 giải Ozeki, nhưng điều này đã không xảy ra đối với Konishiki (cao 1,83m, nặng 260kg), người được coi là võ sĩ sumo số một thế giới chỉ vì anh ta không phải là người Nhật (người Mỹ). Và quan hệ Mỹ-Nhật từng xấu đi vì “sự kiện Konishiki”. Đích thân Thủ tướng Nhật Bản Miyazawa khi đó phải dàn xếp để Konishiki giành thêm danh hiệu Ozeki lần thứ 3.../.
Sumo là môn thể thao truyền thống lâu đời, có từ thế kỷ thứ 6 và chính thức trở thành môn thể thao quốc gia từ năm 1909. Trận đấu sumo đầu tiên được tổ chức tại Nhật Bản diễn ra vào năm 695. Đến năm 728, người ta chọn một ngày trong năm làm “ngày sumo” và đến năm 1909, sumo chính thức được coi là “quốc kỹ”.
Gần 10 năm trước (8-9-2008), Chủ tịch Hiệp hội sumo Nhật Bản Kitanoumi đã từ chức để nhận trách nhiệm về một loạt vụ bê bối liên quan tới môn vật truyền thống có lịch sử hơn 2.000 năm của đất nước mặt trời mọc.
Việc này diễn ra sau khi võ sĩ sumo người Nga Roho (tên thật là Boradzov Soslan Feliksovich) và em trai Hakurozan (tên thật là Baradzov Batraz Feliksovich) có kết quả dương tính với ma túy (3-9-2008). Và cơ quan chức năng đã phải mở các cuộc thử ma túy sang chất kích thích steroid./.