Các thái giám cung nữ là những người thuộc tầng lớp thấp kém nhất trong Tử Cấm Thành.
Nói đến các thái giám thời xưa, trong suy nghĩ của hầu hết mọi người, có lẽ tất cả họ đều ngang ngược và quỷ quyệt. Tuy nhiên, ở thực tế, họ rất khiêm tốn và địa vị vô cùng nhỏ bé trong cung điện. Họ thường xuyên bị trừng phạt vì không thể phục vụ tốt các phi tần vào ban đêm, hoặc thậm chí là mất mạng.
Đến đây chắc chắn nhiều người nghĩ rằng, ban đêm các phi tần đều say giấc cả, cho dù các cung nữ thái giám có ngủ gật thì cũng chẳng ai nhìn thấy, sao họ lại có thể bị phạt? Tuy nhiên sau những gì được thái giám Tôn Diệu Đình chia sẻ trong tác phẩm "Vị thái giám cuối cùng của nhà Thanh", nhiều người mới thấy rằng nhiệm vụ của họ vào ban đêm không dễ dàng.
Thái giám Tôn Diệu Đình.
Theo hồi ức của Tôn Diệu Đình: Lúc đó ông mới vào Tử Cấm Thành. Vì không hiểu luật lệ khi mới đến nên những người mới như ông thường bị các phi tần và người cũ đổ tội. Một số người thậm chí mất mạng vì "phục vụ không chu đáo". Đối với họ, ban ngày mặt trời chiếu sáng, tinh thần còn tốt. Nhưng sau một ngày làm việc nặng nhọc, cơ thể và tinh thần đều rệu rã nên khó tránh khỏi việc họ ngủ gật vào ban đêm. Cũng chính vì lý do này mà nhiều thái giám cung nữ phải chịu phạt trượng hình vô cùng tàn độc.
Sau một thời gian, Tôn Diệu Đình đã tự đặt nghi vấn "tại sao những người làm trong cung lâu năm không bị ngủ gật vào ban đêm mà còn hoàn thành rất tốt công việc?". Vị thái giám họ Tôn liền dùng rượu ngon để thiết đãi và cuối cùng cũng tìm được đáp án từ họ.
Hóa ra trước khi chuyển ca đêm, các thái giám lâu năm đều bỏ vào trong giày một ít Thương Nhĩ Tử, một loại thảo dược chuyên điều trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang,... Ngoài ra bông Thương Nhĩ Tử khi chín sẽ cứng và có gai, một khi những thái giám làm việc ca đêm ngủ gật, bàn chân sẽ chạm vào những chiếc gai này và con đau điếng sẽ giúp họ tỉnh táo.
Thương Nhĩ Tử.
Mặc dù phương pháp này cũng không dễ chịu gì, nhưng lại thoải mái hơn rất nhiều so việc chịu phạt trượng hình trong cung. Tôn Diệu Đình rất trượng nghĩa khi phổ biến phương pháp này và các thái giám cung nữ trong cung từ đó ít phải chịu phạt hơn. Tôn Diệu Đình sau cũng dựa vào sự trượng nghĩa cả mình và được thăng làm thái giám tổng quản.
Sau giải phóng, Tôn Diệu Đình cuối cùng cũng có được cuộc sống tốt hơn. Ông từng nói với sự xúc động: "Tôi hiện giờ không phải sống trong lo lắng nữa, cuối cùng cũng có được sự tôn nghiêm của chính mình!".