Kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam rất phong phú và đa dạng, được áp dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói hằng ngày. Tuy nhiên, có những câu khiến cho người đời sau cảm thấy khó hiểu như câu "Kẻ 8 lạng, người nửa cân".
Câu nói này ý chỉ sự tương đồng, không bên nào kém bên nào. Chúng ta có thể nghe thấy câu nói này khi người khác nói đến 2 đối thủ trong một cuộc thi đấu nào đó, nhan sắc của 2 cô gái hay ý tiêu cực là thủ đoạn của 2 người trong một đấu trường chiến đấu.
Nhưng tại sao lại thế, trong khi hệ thống đo lường quốc tế quy định 1 cân (kg) tương đương với 10 lạng (100kg). Nếu vậy thì làm sau mà 8 lạng lại bằng 0.5kg được. Có phải các cụ tính toán sai hay không. Thực tế là như thế nào, ai đúng ai sai đến nay vẫn còn là đề tài khiến không ít người đem ra tranh luận.
Theo Từ điển Tiếng Việt, đúng là 0,5 lạng bằng nửa cân. Nhưng cũng không có nghĩa là người xưa đã nhầm. Vấn đề là câu thành ngữ này không được áp dụng với hệ thống đo lường quốc tế, mà chỉ áp dụng với cân tiểu ly hay còn gọi là "cân tạ".
Cân tiểu ly là loạicân người xưa thường sử dụng để đo các vị thuốc Bắc hoặc kim loại quý. Theo quy ước của loại cân này, 16 lạng mới bằng 1 cân (cân này bằng 0,605kg). Như vậy, 1 lạng cân ta sẽ tương đương với 37,8g và nửa cân sẽ bằng đúng 8 lạng.
Một thắc mắc nữa là tại sao người xưa lại quy định 16 lạng là 1kg vì, người cổ đại quan sát trên bầu trời thấy các chòm sao như Bắc Đẩu thất tinh (7 ngôi sao), Nam Đẩu lục tinh (6 ngôi sao) và bên cạnh có 1 chòm 3 sao Phúc Lộc Thọ. Như vậy có 16 ngôi sao nên người xưa đã quyết định quy đổi 1kg bằng 16 lạng.
Tuy nhiên, trong ý nghĩa sâu xa của câu nói này cũng muốn răn dạy người đời nên sống ngay thẳng, đừng là việc xấu xa để đến mức người khác nói mình như thế.
Cũng như làm ăn buôn bán đúng tâm, đúng người, không nên cân điêu, cân thiếu sẽ ảnh hưởng đến phúc đức đời sau của con cái. Câu nói này cũng khiến chúng ta nghĩ đến câu chuyện Cái cân thủy ngân và quả báo cho những người làm ăn buôn bán thất đức.