Theo các tư liệu lịch sử, tục ăn trầu ở Việt Nam đã có từ thời các vua Hùng dựng nước. Đây là một trong những phong tục độc đáo, có sức sống bền bỉ của người Việt. Vậy tại sao người Việt xưa thích ăn trầu?Trước hết, trầu là món ăn rất kích thích về vị giác. Thông thường miếng trầu bao gồm lá trầu xanh têm sẵn, trong quệt chút vôi trắng, kèm theo miếng cau vàng. Người ta còn cho thêm vỏ chay, vỏ quế và thuốc lào. Sự hòa quyện của các nguyên liệu này tạo nên một mùi vị hấp dẫn khó cưỡng.Sau khi nhai một miếng trầu, cơ thể con người sẽ ấm lên bởi nhiệt sinh ra từ vôi, vị cay và hương thơm từ tinh dầu của lá trầu, đồng thời còn có cảm giác hơi chếnh choáng men say do tác động từ chất arécoline trong hạt cau.Ngoài cái “sướng” khi ăn, trầu còn có tác dụng làm đẹp cho phái nữ. Khi nhai, phản ứng hóa học giữa các nguyên liệu sẽ tạo ra màu đỏ tươi. Môi người ăn trầu lâu ngày sẽ thắm lại và răng chuyển màu đen bóng. Đây từng được coi là chuẩn mực cho vẻ đẹp phụ nữ Việt cho đến đầu thế kỷ 20.Trong giao tiếp hàng ngày, miếng trầu còn là phương tiện biểu lộ tình cảm. Vì vậy mà có câu cửa miệng “miếng trầu là đầu câu chuyện” hay bài ca dao “Đi đâu cho đổ mồ hôi / Chiếu trải không ngồi, trầu để không ăn / Thưa rằng bác mẹ em răn / Làm thân con gái chớ ăn trầu người...”.Trong văn hóa tâm linh, trầu cau được coi như vật phẩm kết nối con người với thần thánh, tổ tiên, đã trở thành lễ vật không thể thiếu trong các nghi thức tâm linh, từ cưới xin, ma chay, khao vọng, lễ gia tiên… đến lễ tế trời đất, lễ phật, lễ thánh, thần.Do sự biến động thời của thời cuộc mà thời nay tục ăn trầu chỉ còn được duy trì tại một số vùng nông thôn ở Việt Nam. Dù vậy, trầu cau vẫn tiếp tục xuất hiện trong nhiều nghi lễ truyền thống như sự tiếp nối những nét văn hóa hồn hậu của các bậc tiền nhân...Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Theo các tư liệu lịch sử, tục ăn trầu ở Việt Nam đã có từ thời các vua Hùng dựng nước. Đây là một trong những phong tục độc đáo, có sức sống bền bỉ của người Việt. Vậy tại sao người Việt xưa thích ăn trầu?
Trước hết, trầu là món ăn rất kích thích về vị giác. Thông thường miếng trầu bao gồm lá trầu xanh têm sẵn, trong quệt chút vôi trắng, kèm theo miếng cau vàng. Người ta còn cho thêm vỏ chay, vỏ quế và thuốc lào. Sự hòa quyện của các nguyên liệu này tạo nên một mùi vị hấp dẫn khó cưỡng.
Sau khi nhai một miếng trầu, cơ thể con người sẽ ấm lên bởi nhiệt sinh ra từ vôi, vị cay và hương thơm từ tinh dầu của lá trầu, đồng thời còn có cảm giác hơi chếnh choáng men say do tác động từ chất arécoline trong hạt cau.
Ngoài cái “sướng” khi ăn, trầu còn có tác dụng làm đẹp cho phái nữ. Khi nhai, phản ứng hóa học giữa các nguyên liệu sẽ tạo ra màu đỏ tươi. Môi người ăn trầu lâu ngày sẽ thắm lại và răng chuyển màu đen bóng. Đây từng được coi là chuẩn mực cho vẻ đẹp phụ nữ Việt cho đến đầu thế kỷ 20.
Trong giao tiếp hàng ngày, miếng trầu còn là phương tiện biểu lộ tình cảm. Vì vậy mà có câu cửa miệng “miếng trầu là đầu câu chuyện” hay bài ca dao “Đi đâu cho đổ mồ hôi / Chiếu trải không ngồi, trầu để không ăn / Thưa rằng bác mẹ em răn / Làm thân con gái chớ ăn trầu người...”.
Trong văn hóa tâm linh, trầu cau được coi như vật phẩm kết nối con người với thần thánh, tổ tiên, đã trở thành lễ vật không thể thiếu trong các nghi thức tâm linh, từ cưới xin, ma chay, khao vọng, lễ gia tiên… đến lễ tế trời đất, lễ phật, lễ thánh, thần.
Do sự biến động thời của thời cuộc mà thời nay tục ăn trầu chỉ còn được duy trì tại một số vùng nông thôn ở Việt Nam. Dù vậy, trầu cau vẫn tiếp tục xuất hiện trong nhiều nghi lễ truyền thống như sự tiếp nối những nét văn hóa hồn hậu của các bậc tiền nhân...
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.