Câu “ Con trâu là đầu cơ nghiệp” khẳng định tầm quan trọng của con trâu với người nông dân Việt Nam. Trước khi máy móc cơ khí xuất hiện, con trâu đảm nhận những phần việc nặng nhọc nhất trên đồng lúa như kéo cày, chuyên chở nông cụ, nông phẩm...“Trâu buộc thì ghét trâu ăn. Quan võ thì ghét quan văn dài quần”. Câu này này nói lên tâm lý ghen ghét, đố kỵ của giữa những người có hoàn cảnh khác nhau.Nghé là con trâu non chưa có sừng. Câu thành ngữ “Cưa sừng làm nghé” chỉ những người đã có tuổi nhưng vẫn làm ra vẻ mình còn trẻ, nhiều khi khiến cho người đời cảm thấy lố bịch.“Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết”. Câu này nói lên một hiện thực phũ phàng của xã hội, đó là khi những thể lực hùng mạnh xung đột với nhau thì kẻ chịu thiệt nhất là những người thấp cổ bé họng. Ảnh: Thế thao & Văn hóa.“Đầu trâu, mặt ngựa”. Câu này được dùng để chỉ hàng người côn đồ, giang hồ, thường là tay sai cho kẻ khác, bắt nguồn từ truyền thuyết Diêm Vương có thuộc hạ là những con quỷ mình người, đầu trâu ngựa.“Trâu chậm uống nước đục”. Câu này thể hiện sự tiếc nuối khi bỏ lỡ cơ hội đạt được một điều gì đó chỉ vì mình chậm chân hơn.“Đàn gảy tai trâu”. Câu này để chê những người không biết thưởng thức nghệ thuật, như con trâu nghe tiếng nhạc mà mặt thộn ra vì chẳng hiểu đó là âm thanh gì.“Khỏe như trâu”. Một câu ngắn gọn nhưng không còn gì chuẩn hơn. Con trâu khỏe vậy nên mới có thể kéo cày cho nhà nông.“Hoa nhài cắm bãi phân trâu”. Câu này thường dùng để chỉ cuộc hôn nhân không tương xứng, trong đó người vợ được đề cao hơn.“Tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu”. Nói về giai đoạn sung sức của con người là lứa tuổi bắt đầu thành niên.“Kiếp trâu ngựa” hay “Làm trâu làm ngựa”. Câu này thể hiện nỗi chán chường của người lao động chân tay nghèo khổ trong xã hội xưa, hoặc những người làm việc hùng hục như trâu mà thu nhập bèo bọt ngày nay. Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Câu “ Con trâu là đầu cơ nghiệp” khẳng định tầm quan trọng của con trâu với người nông dân Việt Nam. Trước khi máy móc cơ khí xuất hiện, con trâu đảm nhận những phần việc nặng nhọc nhất trên đồng lúa như kéo cày, chuyên chở nông cụ, nông phẩm...
“Trâu buộc thì ghét trâu ăn. Quan võ thì ghét quan văn dài quần”. Câu này này nói lên tâm lý ghen ghét, đố kỵ của giữa những người có hoàn cảnh khác nhau.
Nghé là con trâu non chưa có sừng. Câu thành ngữ “Cưa sừng làm nghé” chỉ những người đã có tuổi nhưng vẫn làm ra vẻ mình còn trẻ, nhiều khi khiến cho người đời cảm thấy lố bịch.
“Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết”. Câu này nói lên một hiện thực phũ phàng của xã hội, đó là khi những thể lực hùng mạnh xung đột với nhau thì kẻ chịu thiệt nhất là những người thấp cổ bé họng. Ảnh: Thế thao & Văn hóa.
“Đầu trâu, mặt ngựa”. Câu này được dùng để chỉ hàng người côn đồ, giang hồ, thường là tay sai cho kẻ khác, bắt nguồn từ truyền thuyết Diêm Vương có thuộc hạ là những con quỷ mình người, đầu trâu ngựa.
“Trâu chậm uống nước đục”. Câu này thể hiện sự tiếc nuối khi bỏ lỡ cơ hội đạt được một điều gì đó chỉ vì mình chậm chân hơn.
“Đàn gảy tai trâu”. Câu này để chê những người không biết thưởng thức nghệ thuật, như con trâu nghe tiếng nhạc mà mặt thộn ra vì chẳng hiểu đó là âm thanh gì.
“Khỏe như trâu”. Một câu ngắn gọn nhưng không còn gì chuẩn hơn. Con trâu khỏe vậy nên mới có thể kéo cày cho nhà nông.
“Hoa nhài cắm bãi phân trâu”. Câu này thường dùng để chỉ cuộc hôn nhân không tương xứng, trong đó người vợ được đề cao hơn.
“Tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu”. Nói về giai đoạn sung sức của con người là lứa tuổi bắt đầu thành niên.
“Kiếp trâu ngựa” hay “Làm trâu làm ngựa”. Câu này thể hiện nỗi chán chường của người lao động chân tay nghèo khổ trong xã hội xưa, hoặc những người làm việc hùng hục như trâu mà thu nhập bèo bọt ngày nay.
Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.