Ngược dòng lịch sử, hình tượng con trâu đã xuất hiện trên vật dụng Đông Sơn cách đây hơn 2.000 năm. Những thế kỷ sau đó, nhiều đình chùa đã chạm khắc và tạc tượng trâu. Điền hình là chùa Phật Tích (Bắc Ninh) có cặp tượng trâu to bằng trâu thật, niên đại từ thời nhà Lý.Trong tranh dân gian, hình tượng trâu được thể hiện rất sinh động qua bức “Cờ lau tập trận” của dòng tranh Hàng Trống hoặc các bức “Chọi trâu”, “Nghỉ ngơi”, “Hiếu học”, “Chăn trâu thổi sáo”… của dòng tranh Đông Hồ.Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, hình ảnh trâu hiện diện khá thường xuyên. Điển hình là truyện “Trí khôn của ta đây” đã được đưa vào chương trình giáo dục tiểu học, có nội dung đề cao tài trí của con người và lý giải nguyên nhân của việc trâu không có răng ở hàm trên.Trong kho tàng tục ngữ, ca dao của người Việt có rất nhiều câu nói về con trâu như: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, “trâu buộc thì ghét trâu ăn”, “trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết oan”...Trong tín ngưỡng nông nghiệp, hình tượng trâu được thể hiện trên nhiều lĩnh vực: Sừng trâu gợi lên hình ảnh trăng lưỡi liềm biểu tượng của nước, lúc đón giao thừa người ta ra xem trâu nằm hay trâu đứng, trâu ngoảnh đầu ra cửa hay vào trong để biết năm đó làm ăn có thuận lợi hay không.Trong các lễ hội, con trâu xuất hiện với vai trò là vật tế lễ linh thiêng, phản ánh tín ngưỡng nông nghiệp của người nông dân. Hội làng Phú Khê (Bắc Giang) có lệ tế thần thành hoàng bằng trâu sống. Ở Đồ Sơn (Hải Phòng), Lập Thạch (Vĩnh Phúc) có lễ hội chọi trâu khá quy mô. Ảnh: PLO.Trong 12 con giáp của hệ thống Âm lịch mà Việt Nam áp dụng, trâu được gọi là (Sửu), đứng ở vị trí thứ 2. Trong Lục súc (sáu con vật của nhà nông, gồm trâu, chó, ngựa, dê, gà, lợn), trâu là con vật đứng đầu, khẳng định vai trò cực kỳ quan trọng trong nông nghiệp lúa nước.Vào thời hiện đại, hình ảnh con trâu gắn liền với lũy tre làng một biểu tượng của văn hóa truyền thống Việt Nam. Trong kỳ Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games) 2003 được tổ chức tại Việt Nam, Trâu Vàng là một linh vật được nhiều người yêu mến... Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Ngược dòng lịch sử, hình tượng con trâu đã xuất hiện trên vật dụng Đông Sơn cách đây hơn 2.000 năm. Những thế kỷ sau đó, nhiều đình chùa đã chạm khắc và tạc tượng trâu. Điền hình là chùa Phật Tích (Bắc Ninh) có cặp tượng trâu to bằng trâu thật, niên đại từ thời nhà Lý.
Trong tranh dân gian, hình tượng trâu được thể hiện rất sinh động qua bức “Cờ lau tập trận” của dòng tranh Hàng Trống hoặc các bức “Chọi trâu”, “Nghỉ ngơi”, “Hiếu học”, “Chăn trâu thổi sáo”… của dòng tranh Đông Hồ.
Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, hình ảnh trâu hiện diện khá thường xuyên. Điển hình là truyện “Trí khôn của ta đây” đã được đưa vào chương trình giáo dục tiểu học, có nội dung đề cao tài trí của con người và lý giải nguyên nhân của việc trâu không có răng ở hàm trên.
Trong kho tàng tục ngữ, ca dao của người Việt có rất nhiều câu nói về con trâu như: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, “trâu buộc thì ghét trâu ăn”, “trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết oan”...
Trong tín ngưỡng nông nghiệp, hình tượng trâu được thể hiện trên nhiều lĩnh vực: Sừng trâu gợi lên hình ảnh trăng lưỡi liềm biểu tượng của nước, lúc đón giao thừa người ta ra xem trâu nằm hay trâu đứng, trâu ngoảnh đầu ra cửa hay vào trong để biết năm đó làm ăn có thuận lợi hay không.
Trong các lễ hội, con trâu xuất hiện với vai trò là vật tế lễ linh thiêng, phản ánh tín ngưỡng nông nghiệp của người nông dân. Hội làng Phú Khê (Bắc Giang) có lệ tế thần thành hoàng bằng trâu sống. Ở Đồ Sơn (Hải Phòng), Lập Thạch (Vĩnh Phúc) có lễ hội chọi trâu khá quy mô. Ảnh: PLO.
Trong 12 con giáp của hệ thống Âm lịch mà Việt Nam áp dụng, trâu được gọi là (Sửu), đứng ở vị trí thứ 2. Trong Lục súc (sáu con vật của nhà nông, gồm trâu, chó, ngựa, dê, gà, lợn), trâu là con vật đứng đầu, khẳng định vai trò cực kỳ quan trọng trong nông nghiệp lúa nước.
Vào thời hiện đại, hình ảnh con trâu gắn liền với lũy tre làng một biểu tượng của văn hóa truyền thống Việt Nam. Trong kỳ Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games) 2003 được tổ chức tại Việt Nam, Trâu Vàng là một linh vật được nhiều người yêu mến...
Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.