Những câu chuyện phiếm
Ở nơi làm việc, cho dù bạn thích truyền bá hay nghe chuyện phiếm, hãy để ý mọi thứ và cố gắng tham gia ít nhất có thể.
Hãy chú ý rằng bất cứ chuyện phiếm nào cũng có rất ít năng lượng tích cực, đa số là lan truyền điều đúng sai của người khác, nếu bạn may mắn thì câu chuyện này sẽ trôi qua nhanh và bị lãng quên.
Tuy nhiên, nếu một ngày mà câu chuyện phiếm kia làm ảnh hưởng tới một điều gì đó, bạn sẽ trở thành “cái gai trong mắt” người khác. Bạn vô tình trở thành “kẻ buôn chuyện” và bị tung tin đồn thất thiệt. Khi đó, đừng nói lãnh đạo ghét bạn, thậm chí đồng nghiệp sẽ dè chừng khi nhìn thấy bạn, không liên lạc với bạn.
Nói chuyện lớn tiếng
Những người như vậy luôn thích nói chuyện thoải mái trước mặt người khác, như thể họ biết thiên văn, địa lý, không có chuyện gì mình không biết. Họ có vẻ biết rất nhiều, nhưng thực tế là họ không có ranh giới nào cả, không đáng tin cậy, khoe khoang và hống hách.
Vì vậy, ở nơi làm việc, bạn phải học cách nói khi nào nên nói và khi nào nên “ngậm miệng”. Dù là diễn sâu hay giả vờ, bạn sẽ còn cả một chặng đường dài phía trước, nếu không tạo dựng được hình ảnh ổn định và đáng tin cậy về bản thân thì cơ hội thăng tiến sẽ rất hạn chế.
Tham lam
Vốn dĩ tham lam là để miêu tả một người tương đối ích kỉ, nhưng cái này thực tế là không phải hoàn toàn sai, bản chất con người muốn được “sủng ái” một chút cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, một khi bạn hình thành thói quen như vậy trong công việc, bạn quá khôn khéo, bạn tự cao trong mọi việc, không làm những điều không tốt cho mình, sớm muộn bạn cũng sẽ bị mất uy tín trong mắt đồng nghiệp.
Điều cần làm là bạn nên thay đổi lập trường của mình và suy nghĩ về nó để xem bạn đối xử với những người xung quanh như thế nào.
Đứng núi này trông núi nọ
Tham vọng cho thấy bạn là người có chí cầu tiến. Bạn luôn muốn nhiều hơn những gì mình có thể nhìn thấy được. Bạn không bao giờ hài lòng, bạn cũng không cần so bì hay ai đó đốc thúc, bạn nỗ lực hết mình chỉ để đạt được điều bản thân mong muốn.
Trên thực tế, không ai có thể làm việc hiệu quả khi tâm trí đang để ở đâu khác. Bạn không thể tập trung vào những gì thật sự quan trọng. Bạn không tìm thấy niềm vui ở bản thân và ở những gì đang làm.
Khi không còn hứng thú với công việc, bạn làm việc hời hợt, mất tự tin. Lúc này lãnh đạo chắc chắn sẽ không muốn trọng dụng một người có tâm trạng bất ổn như vậy.